kể về một chuyến thăm Khu du lịch Đại Nam. CẦN GẤP Ạ!!!!!!!!!!!!!!!!

kể về một chuyến thăm Khu du lịch Đại Nam.

CẦN GẤP Ạ!!!!!!!!!!!!!!!!

1 bình luận về “kể về một chuyến thăm Khu du lịch Đại Nam. CẦN GẤP Ạ!!!!!!!!!!!!!!!!”

  1.       Cùng với quá trình dựng nước và dữ nước, nền văn hóa Việt Nam đã hình thành và phát triển. Nhân dân ta đã xây đắp nên một nền văn hóa kết tinh sức sống trường tồn và in đậm dấu ấn bản sắc dân tộc. Được nuôi dưỡng bởi mạch nguồn văn hóa đó, các thế hệ dân tộc Việt Nam đã vượt qua bao nhiêu khó khăn, gian khổ, làm nên những chiến công hiển hách, tô thắm những trang sử hào hùng của dân tộc, đưa dân tộc Việt Nam sánh vai cùng cường quốc năm châu trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước, phát triển văn hóa, khoa học kĩ thuật. Để hiểu rõ về văn hóa Việt Nam tôi đã không ngừng tìm hiểu qua mạng, sách, đài, và bây giờ rất may nắm cho tôi là được học môn cơ sở văn hóa, đây là một môn học rất thú vị, nó giúp tôi hiểu thêm về văn hóa Việt Nam, hiểu thêm về văn hóa của từng vùng từng miền, con người của từng miền đặc điểm ra sao, nguồn gốc của văn hóa từng miền đó, như cách ăn mặc đời sống sinh hoạt của từng miền. Qua môn học này điều để lại ấn tượng với tôi nhất là chuyến đi tham quang ở Đại Nam, có thể quý Đại Nam như một Việt Nam thu nhỏ,qua chuyến đi khi bước lên xe về đơn vị, trong tôi có cái gì đó là rất tự hào về đất nước của mình, những nền văn hóa những câu chuyên cổ tích được tái hiện trong này,đâu đó trong tôi vẫn còn một lòng tự hào vì mình là con rồng cháu tiên.
         Chúng tôi bắt đầu xuất phát từ 6h30 mới sáng trong người tôi vẫn còn một chút gì đó muốn ngủ, nhưng khi lên xe người tôi lại tỉnh táo với những người đồng đội xung quanh mình, ai cũng hào hứng người thì hát, người thi ngắm đường xá Sài Gòn, tôi thì đang rất mong tới Đại Nam để đi tàu lượn siêu tốc, một trò chơi cảm giác mạnh,xe đi cứ thế lăn bánh tôi đang du dương với bản nhạc thật êm tai, bỗng nghe ai nói gần tới Đại Nam rồi, tôi bỗng thức giấc ngắm nhìn, được năm phút sau thì xe cua vào nhìn phía trên là một cổng chào rất đẹp, đi sâu vào trong tôi cảm thấy nơi này có một sự hùng mạnh gì đó, với những tượng lính canh gác ở những sảnh của khác sạn, tôi cảm nhận nơi này như là chốn cung đình, nơi mà chỉ dành cho vua chúa ngày xưa,và tôi cứ ngắm đọc từng sảnh một, một lúc sau xe chạy tới điểm đăng kí vé, rồi tôi hồi hợp chờ vào bên trong bởi nhìn phía ngoài đã thấy những cột màu vàng rất cao rồi, tôi thật sự tò mò muốn vào đó ngắm nó thử biết nó là cái gì, và tôi vào sâu bên trong, lúc này tôi đã phải thò đầu ra cửa xe bởi tính tò mò của mình, tôi thấy mình thật nhỏ bé với một khoảng không gian rộng lớn với những kiến trúc rất lớn ập vào mắt tôi là cột cờ với hai lá cờ Việt Nam và cờ của của các vua ngày xưa, theo tôi đoán là thời nhà triều. Tiếp theo là một tượng đài thể hiên rõ nguồn gốc của đân tộc Việt Nam là một dân tộc con rồng cháu tiên, tượng đài màu vàng, phía dưới có nước phun lên, trên là Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ còn có những đứa con do họ sinh ra cũng là tổ tiên của người việt sau này. Càng đi sâu vào trong thì tôi cảm thấy công trình ở đây mang đậm nét tôn giáo và đặc biệt là Phật Giáo và cung đình.
         Dân tộc Việt Nam qua 4.000 năm văn hiến và tôi đã thật sự ngỡ ngàng khi bước vào trong khu Đền Thờ bởi vì ở đây đã toát lên và thể hiện rất rõ , vô cùng đậm nét những biểu tượng văn hóa, những nét kiến trúc đặc sắc của các thời kì dân tộc ta từ thời xa xưa đã được tái hiện lại vô cùng rõ nét và tinh tế trong toàn bộ kiến trúc của khu đền thờ.Trước khi vào trong Đền điều đầu tiên tôi nhìn thấy đó là những Con Rồng được chạm khắc hết sức tinh tế tại bậc thềm lối đi lên Đền nó đã tái hiện lại một khủng cảnh quyền uy của vua chúa thời xưa và đặc biệt kiến trúc của toàn bộ khu di tích Đại Nam Văn Hiến mang đậm dấu ấn của thời kì Lý, Trần hai thời kì phải nói là phát triển và phồn thịnh nhất trong các triều đại phong kiến ở Việt Nam . Bên trong ngồi đền các bàn thờ được bố trí hợp lí, ngay ngắn hết sức trang nghiêm. Trong Đền tín ngưỡng Phật Giáo được thể hiện khá rõ nét đậm chất Phật Giáo . Gian chính điện thờ Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, Vua Hùng và Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông. Bên phải điện thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo, Mẹ Âu Cơ và Bách Gia Trăm Họ (bảng ghi 1039 dòng họ của các dân tộc Việt Nam). Bên trái điện thờ Bác Hồ, Tổ Đức và ban thờ 3 vị: Thành hoàng – Thần tài – Thổ địa. Toàn bộ tượng thờ trong Kim Điện và tượng đài hai vị anh hùng dân tộc Quang Trung và Lý Thường Kiệt trấn giữ bên ngoài điện đều được dát vàng. Trong ngồi đền hoa văn, họa tiết trang trí hết sức độc đáo thể hiện được đầy đủ những nét văn hóa nổi bật của dân tộc như : Họa tiết trang trí chạm khắc trên các cửa ra vào nếu đi xung quanh và ngắm nhìn hết các cửa trong ngồi đền ta có thể hiểu và lắm gần như hết lích sử dân tộc việt nam, từ các vua hùng khai hoang lập ấp cho đến những trận chiến thắng sau này của quân và dân ta. Trên mỗi ô cửa là một bức tranh nói về sự đấu tranh anh dũng của dân tộc việt nam . Từ hình ảnh Bà Triệu tuẫn tiết khi bị giặc vây hãm trên núi, những trận đánh của hai Bà Trưng và hình ảnh Thi Sách chồng của trưng chắc bị bắt lên đã dẫn đến việc hân nước thù nhà lên hai hai bà trừng trắc và trưng nhị dấy lên cuộc khởi nghĩa chống Nhà Hán năm 40 . và ngoài ra còn thể hiện đầy đủ những tội ác của quân xâm lược chúng đã trà đạp lên văn hóa dân tộc,đàn áp nhân dân một cách dã man hết sức thâm độc, điều làm cho tôi tò mò nhất và cảm thấy ấn tượng nhất là tín ngưỡng phồn thực được thể hiện rất rõ nét trong đền thờ là hình ảnh họa tiết của những trống đồng năm xưa, cũng với sự khắc họa tài tình từng nét văn hóa đặc trưng của các vùng miền như hình ảnh Anh Hai ,Chị Hai cầm những chiếc nón Quai Thao hát đối đáp nhau những làn điệu Dân Ca Quan Họ Cổ của Dân Ca Quan Họ Bắc Ninh mà đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thểđặc trưng của Đồng Bằng Bắc Bộ, tới cả những vùng núi tây nguyên đầy nắng và gió mà đặc trưng là Cồng Chiêng tây nguyên , những hình ảnh vui chơi trong các mùa lễ hội những chàng trai to khỏe cầm rùi đánh Trống Đồng trong đám cưới của Thi Sách và Trưng Trắc năm xưa..
         Điểm nhấn quan trọng mang đậm nét văn hóa, lịch sử ở Khu du lịch Đại Nam được thể hiện nổi bật qua hai công trình trọng điểm: Đó là đền thờ Đại Nam Quốc Tự và dãy núi Bảo Sơn. Hai công trình trọng điểm này được bao bọc bởi một con sông nhỏ tên gọi là Bảo Giang dài 720m, tạo cảnh quan hoàn hảo của Tiền sơn – Hậu thủy. Đại Nam Quốc Tự là một công trình mang kiến trúc thời Lý, với diện tích 5.000m2 được chia làm 2 tầng. Tầng trệt là nơi trưng bày hiện vật truyền thống của lịch sử dân tộc Việt Nam. Các hiện vật được trưng bày ở đây đều được tái tạo lại bằng gốm sứ. Tầng thờ tự được chia làm 4 ân, công cha nghĩa mẹ, đất Phật và các anh hùng dựng nước, mẹ Âu Cơ, bách gia trăm họ. Ngoài các bức tượng được dát bằng vàng 24K như tượng Bác, tượng Vua Hùng, Phật tổ thì mỗi chi tiết, hoa văn trong đền thờ đều đạt sự tinh xảo về chạm trổ, điêu khắc, thể hiện văn hóa Việt Nam. Các trận đánh lịch sử qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ được tái tạo lại bằng những hình ảnh sinh động trên 4 bức tường, cửa gỗ. Những hình ảnh sơ khai từ thời dựng nước và giữ nước của các đời vua cũng đã được thể hiện.
          Những hình ảnh Trong công cuộc Giải Phóng Miền Nam thống nhất Tổ Quốc những năm 1945 cũng được thể hiện ở đây, hình ảnh những Anh Bộ Đội Cụ Hồ hành quân chiến đấu, tới những trận đánh oanh liệt và chiến thắng ròn rã như : Chiến Dịch Hồ Chí Minh Lịch Sử, Đánh Chiếm Dinh Độc Lập, Chiến Thắng Điện Biên Phủ ngắn liền với danh tiếng Vị Đại Tướng tài ba của dân tộc Đại Tướng Võ Nguyên Giáp. Trong qua trình đi thăm quan và tìm kiếm tư liệu để viết bài thu hoạch này thì điều tôi cũng tâm đắc nhất trong ngôi đền là một hình ảnh trên đỉnh lóc của ngôi đền không biết các bạn trong lớp có để ý tới không nhưng tôi đã ồ lên khi nhìn thấy bức tranh này, Một hình ảnh của biểu tường hòa bình,một bức tranh mà nó đã phối hợp hài hòa giữa thiên nhiên ,tự nhiên ,đặc trưng văn hóa, hòa hợp giữa trời và đất mà chỉ có ở trong cơ tầng văn hóa việt nam mới có mà thôi,và thấp thoáng trong đó nó cũng mang một ý nghĩa Phồn Thực của người dân Việt Nam. Bức tranh đã toát lên vẻ đẹp trong tâm hồn của người việt là ưu chuộng hòa bình, muốn có một cuộc sống an hòa, hòa hợp với tự nhiên với thiên nhiên với chim uông muồn loài.Cảnh mây, trời, sông , nước , chim muông được hòa quyện lại vào nhau và cái nét nổi bật nữa trong bức tranh là những họa tiết từ thời văn lang âu lạc, họa tiết trên mặt các trống đồng năm xưa cũng được thêm vào tạo lên hình ảnh kì vĩ mà khiến du khách thập phương tới đây ai cũng phải chầm chồ khen ngợi về nét đẹp và cái hồn mà bức tranh nó như là một lời thông điệp để gửi tới du khách thập phương và các vị khách nước ngoài rằng : Dân Tộc Việt Nam luôn ưu chuộng hòa bình, muốn sống hào hợp với tự nhiên,thiên nhiên luôn nêu cao tinh thần tự tôn Dân Tộc tạo lập và lưu giữ những nét văn hòa cổ truyền và đẹp nhất của Dân Tộc Việt Nam. Vâng ! Đại Nam Văn Hiến đúng là một cái tên mà khi nghe thấy ta đã cảm nhận được ngay cái hồn Văn Hóa Việt ẩn lấp trong nó. Có đến đây thăm quan tôi và các đồng chí trong lớp mới hiểu hết về cái tên này , tại nơi đây gần như đã thể hiện đậm nét và rõ ràng nhất về lịch sử văn hóa,bản sắc văn hóa dân tộc với những nét đặc trưng tiêu biểu, được phối hớp hài hòa chỉ có ở nơi đây. 

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới