. Mình về với bác miền xuôi Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ người Nhớ ông cụ mắt sáng n

. Mình về với bác miền xuôi

Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ người

Nhớ ông cụ mắt sáng ngời

Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường !

Nhớ người những sáng tinh sương

Ung dung yên ngựa trên đường suối reo

Nhớ chân người bước lên đèo

Người đi rừng núi trông theo bóng người

Câu 1:chỉ ra nội dung đoạn trích

Câu 2 chỉ ra tất cả các từ láy đoạn trích

Câu 3 :chỉ ra BPTT và nêu tác dụng

Câu 4: viết đoạn văn bày tỏ cảm nhận của em về người dân Việt Bắc với Bác Hồ

2 bình luận về “. Mình về với bác miền xuôi Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ người Nhớ ông cụ mắt sáng n”

  1. 1. Nội dung : Nỗi nhớ của người dân Việt Bắc với Bác Hồ khi Bác đã rời căn cứ Việt Bắc trở về thủ đô 
    2. Từ láy  : ” ung dung ” 
    3. Biện pháp tu từ : Điệp ngữ ” Nhớ ” ( Lặp lại 4 lần )
    Tác dụng : 
    Trong đoạn thơ trên , tác giả Tố Hữu đã sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ ” Nhớ ” nhằm làm cho câu thơ thêm nhịp điệu , lời thơ giàu nhạc tính . Đồng thời , qua biện pháp tu từ điệp ngữ , tác giả còn nhấn mạnh nỗi nhớ của người dân Việt Bắc với Hồ Chủ tịch khi Bác rời căn cứ từ vùng rừng núi về miền xuôi , khi đất nước hòa bình , thống nhất . Đó là tình cảm yêu mến , kính trọng , nhớ nhung da diết của nhân dân Việt Bắc với Bác 
    4. Qua đoạn thơ trên, em thấy người dân Việt Bắc đã có một khoảng thời gian gắn bó với Bác Hồ , họ cảm phục trước tài năng , đức độ và những việc làm vĩ đại của Bác với đất nước , con người Việt Nam . Họ dành cho Bác những tình cảm trân trọng , kính yêu , quý trọng , vô cùng nhớ Bác khi Bác trở về thủ đô Hà Nội . Bác sống hòa hợp , giản dị , chân chất với mọi người , dành cho mọi người tình cảm yêu quý để rồi khi Bác trở về , không những con người mà núi rừng cũng rung động , xúc động trước con người vĩ đại ấy . 

    Trả lời
  2. Câu 1 :
    – Nội dung : Tình cảm của nhân dân Việc Bắc đối với Người
    Câu 2 :
    – Từ láy : ung dung
    Câu 3 :
    – BPTT :
    + Điệp ngữ : Nhớ… Nhớ
    + Hoán dụ : Việt Bắc, Người đi rừng núi chỉ người Việt Bắc
    -> Tác dụng :
    + Nhấn mạnh nỗi nhớ da diết của nhân dân Việt Bắc đối với Bác
    + Tăng sức biểu cảm cho lời văn
    – Câu 4 :
    Trong suốt bài thơ, hình bóng của Bác luôn in sâu trong tâm khảm sắt son, trung thành của nhân dân Việt Bắc. Họ gọi Bác với tên gọi thân thuộc và thành kính: ông cụ. Nhớ ông cụ mắt sáng ngời, biểu lộ trí tuệ sắc sảo và lòng nhân ái bao la. Những năm tháng sống ở rừng, Bác luôn gần gũi, hoà hợp với đồng bào từ cách nói, dáng đi đến lối ăn mặc dân dã: Áo nâu, túi vải đẹp tươi lạ thường. Phẩm giá cao quý ấy từ bên trong toả sáng ra bên ngoài làm hình ảnh Bác càng trở nên rạng ngời. Nổi bật trên cái nền chung ấy là hình ảnh Bác ung dung như triết gia dạo chơi nơi rừng thẳm, với bao suy ngẫm về tạo hóa… Bác đi công tác chỉ đạo kháng chiến mà như đi trong khung cảnh cổ tích thuở xưa. Núi rừng quấn quýt không rời hình bóng người.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới