Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gi

Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

(Mẹ – Trần Quốc Minh )

b. Công cha như núi ngất trời,

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông.

Núi cao biển rộng mênh mông,

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

(Ca dao)

Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong các câu sau

2 bình luận về “Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gi”

  1. a. Phép so sánh không ngang bằng “Những ngôi sao” chẳng bằng “mẹ thức vì chúng con” nhấn mạnh sự hy sinh, tần tảo của người mẹ để nuôi nấng những đứa con. Phép so sánh ngang bằng “mẹ là ngọn gió của con” nhằm nhấn mạnh, ngợi ca vai trò, công ơn của mẹ. Phép so sánh như một sự khẳng định, một lời biết ơn gửi tới mẹ
    b. Phép so sánh “công cha – núi ngất trời” và “nghĩa mẹ – nước ở ngoài biển Đông” nhằm diễn tả công ơn to lớn trời bể của cha mẹ dành cho con cái. Công ơn ấy bao la, rộng lớn và không bao giờ vơi cạn, không gì có thể đền đáp được. Vậy nên, người con cần phải khắc ghi, biết ơn.

    Trả lời
  2. a.
    Phép tu từ: so sánh
    +Những ngôi sao thức ngoài kia
    Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
    +Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
    => Tác dụng: thể hiện sự hi sinh vất vả, công ơn dưỡng dục, chăm sóc che chở của người mẹ. Qua đó, bộc lộ tình cảm yêu thương sâu sắc, sự kính mến, biết ơn của tác giả đối với mẹ.
    b.
    Phép tu từ: So sánh
    +Công cha như núi ngất trời,
    +Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông.
    => Tác dụng: tăng hiệu quả biểu đạt; gây ấn tượng mạnh với người đọc, người nghe; câu thơ trở nên gợi hình, gợi cảm qua đó nhấn mạnh công ơn sinh thành, dưỡng dục trời bể, không thể đong đêm được của cha mẹ. Qua đó, là lời nhắc nhở mỗi con người sống trọng đạo làm con, ghi lìn” cù lao chín chữ”.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới