–Chất thải công nghiệp: Trong quá trình sản xuất công nghiệp, các nhà máy liên tục xả chất thải ra môi trường. Một số doanh nghiệp vì không muốn hao tốn nhiều chi phí xử lý đã xả thẳng chất thải xuống sông, hồ xung quanh, dẫn đến ô nhiễm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân và sinh vật trong khu vực.
– Chất thải sinh hoạt: Rác thải từ sinh hoạt, bao ni lông vứt xuống sông, biển hay cống dẫn đến ô nhiễm môi trường nước, bốc mùi hôi thối và làm chết sinh vật sống dưới nước. Thậm chí, những hộ gia đình ở ven sông còn vô tư xả các loại chất thải khác xuống sông như: Thức ăn thừa; Phân; Nước tiểu;….
– Hoạt động nông nghiệp: Trong quá trình trồng trọt, người ta thường sử dụng các loại thuốc trừ sâu, phân bón,…để bảo vệ và gia tăng năng suất cây trồng. Tuy nhiên, trong các loại hóa chất này lại chứa những thành phần độc hại. Chúng đi theo nước tưới, ngấm xuống mạch nước ngầm hoặc chảy ra ao, hồ, gây ô nhiễm nguồn nước.
– Do tác nhân tự nhiên: Băng tan hay mưa lũ,…cũng là một tác nhân khiến tình trạng ô nhiễm nước lan rộng. Nước do mưa, lũ cuốn rác thải, xác sinh vật, nước cống,…trôi đến nhiều nơi, gây ô nhiễm trên diện rộng. * Cách Khắc Phục: Trước hết, cần đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân về tác động của ô nhiễm nguồn nước đến môi trường cũng như sức khỏe của mỗi người. Người dân nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường, áp dụng những giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đơn giản nhất là vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi, giáo dục cho các bé về những tác hại của ô nhiễm môi trường nước và nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường.
Cần hạn chế sử dụng các hóa chất tẩy rửa khi xử lý nghẹt cống thoát nước, vì như thế sẽ vô tình đưa vào môi trường một chất thải nguy hại mới, đồng thời cũng làm nguồn nước bị nhiễm độc. Thay vào đó, hãy áp dụng cách thông bồn cầu, cách xử lý ống thoát nước bị tắc bằng các chế phẩm sinh học như men vi sinh, phế phẩm sinh học thân thiện với môi trường.
Đối với các ban ngành, đoàn thểTiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó có những chế tài xử phạt phải thực sự mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm. Cần xây dựng đồng bộ hệ thống quản lý môi trường trong các nhà máy, các khu công nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế. Tổ chức giám sát chặc chẽ nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp hơn. Tại các khu du lịch, khu đông dân cư, tuyến đường lớn,… nên bổ sung thêm nhiều thùng rác và các nhà vệ sinh công cộng, tránh tình trạng người dân phóng uế mất vệ sinh hoặc vứt rác ra đường gây nghẹt cống thoát nước. Tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, giám sát về môi trường. Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ phụ trách công tác môi trường và trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả cho các lực lượng này. Cuối cùng, phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội tạo ra sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường. Tóm lại, tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam tuy nghiêm trọng nhưng vẫn còn có thể cứu vãn nếu mỗi người dân biết góp sức của mình, chung tay bảo vệ môi trường. Hãy hô vang khẩu hiệu”Vì môi trường xanh – sạch – đẹp”và cũng là vì cuộc sống của chính chúng ta cũng như các thế hệ sau.
* Cách Khắc Phục:
Trước hết, cần đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân về tác động của ô nhiễm nguồn nước đến môi trường cũng như sức khỏe của mỗi người. Người dân nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường, áp dụng những giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đơn giản nhất là vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi, giáo dục cho các bé về những tác hại của ô nhiễm môi trường nước và nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường.