Phần 2: Viết văn Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) trong đời sống mà em quan tâm. * Gợi ý: – Tham khảo

Phần 2: Viết văn
Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) trong đời sống mà em quan tâm.
* Gợi ý:
– Tham khảo một số đề tài sau:
– Tôn trọng người khác và mong muốn được người khác tôn trọng.
– Thái độ đối với người khuyết tật.
– Noi gương những người thành công.
– Đánh giá khả năng của bản thân.
* Ngoài những đề tài nêu trên, em cũng có thể tự tìm một đề tài mà mình am hiểu và cảm thấy thú vị để thực hiện bài viết.

2 bình luận về “Phần 2: Viết văn Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) trong đời sống mà em quan tâm. * Gợi ý: – Tham khảo”

  1. Cùng với sự thành công thái quá của con người trong lĩnh vực công nghiệp – dịch vụ, khoa học kĩ thuật thì nó cũng gây áp lực cho vấn đề môi trường của thế giới. Ở Việt Nam, bên cạnh những vấn đề nhức nhối như hiện tượng xả nước thải trực tiếp ra sông suối, khai thác sa khoáng làm ô nhiễm nguồn nước, còn có một hiện tượng phổ biến làm ô nhiễm môi trường, đó là vứt rác bừa bãi. Có những người ngồi bên hồ chỉ là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống.
    Xả rác bừa bãi là thói quen của nhiều người. Trong trường học, nhiều học sinh sau khi ăn quà không để rác vào sọt mà vứt lung tung trên sàn lớp, sân trường. Nhiều túi ni lông, giấy thải bay tứ tung nhìn rất bẩn và khó chịu. Ở một số gia đình, khi có xe đổ rác thì không mang rác ra xe mà khi xe đi qua rồi lại vứt ở góc tường, trước ngõ hay gần nơi họ sống. Một số người đi xe gắn máy, xe buýt, ô tô. Sau khi dùng thứ gì đó thì vứt luôn vỏ đựng xuống lòng đường. Hay một số người ăn kém, uống nước ngọt bên đường sẵn sàng vứt luôn que kem vỏ chai gần nơi họ ngồi. Và còn biết bao người thiếu ý thức bảo vệ môi trường. Họ vứt rác bừa bãi thành thói quen, xả rác bừa bãi nơi công cộng, đường phố.
    Vậy, nguyên nhân của hành động thiếu văn hóa này xuất phát từ đâu? Khách quan, có thể thấy việc tuyên truyền, giáo dục ý thức cho người dân của các cơ quan chuyên trách đối với việc bảo vệ môi trường chưa thực sự cao. Các qui định xử phạt lại thiếu và chưa thật nghiêm khắc. Về chủ quan, ta thấy rất nhiều người không có ý thức bảo vệ môi trường tiện tay thì vứt, cốt sao sạch nhà mình, còn ngoài đường ra sao thì kệ. Họ đâu ý thức rằng những việc làm tưởng như rất bình thường, đó lại có tác hại lớn thế nào đến môi trường sống của chính họ và những người xung quanh.
    Vứt rác bừa bãi gây ra hậu quả vô cùng lớn. Hành động này làm xấu cảnh quan thiên nhiên gây mất mĩ quan đường phố. Nguy hại hơn, nó làm cho môi trường sống của chúng ta lại ô nhiễm: Vứt rác ra sông hồ làm ô nhiễm nguồn nước, chôn rác không phân hủy làm ô nhiễm đất, làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm tầm nhìn. Gây ảnh hưởng xấu đến các loài sinh vật chứ không kể riêng con người. Sức khỏe của con người suy giảm, dễ mắc các bệnh về hô hấp, về tiêu hóa, ung thư. Các loại sinh vật sống ở biển, hồ sẽ chết vì nuốt phải rác không phân hủy, chết vì nguồn nước quá ô nhiễm gây hoang mang cộng đồng.
    Bởi vậy, chúng ta phải có những giải pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng này. Ở Sing-ga-po, những người vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng dù là rác rất nhỏ như mẩu thuốc lá hay vỏ kẹo cao su. Cũng bị phạt rất nặng. Đó chính là một kinh nghiệm mà đất nước ta cần học tập. Cần có những hình thức xử phạt thật nghiêm hành động này. Bên cạnh đó, các ban ngành chính quyền, các cơ quan chức năng, đoàn thể. Cần đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho người dân để họ không vứt rác bừa bãi. Mặt khác chúng ta cần tích cực trồng cây xanh, phủ đồi trọc giữa môi trường Xanh – Sạch – Đẹp.
    Tóm lại, vứt rác bừa bãi là hành vi thể hiện trình độ văn hóa của mỗi người – Để không bị đánh giá là vô văn hóa, giữ gìn vệ sinh trong sạch, chúng ta nên vứt rác đúng chỗ.

    Trả lời
  2. Xã hội càng phát triển có rất nhiều phương tiện để giải trí. Trò chơi điện tử là một trò giải trí được du nhập từ nước ngoài.
    Trò chơi điện tử (Game online) là một dạng giải trí đối với con người sau những giờ học tập và làm việc căng thẳng, mệt mỏi. Nó được sáng tạo ra bởi những người am hiểu công nghệ, có sự sáng tạo và đầu óc tưởng tượng phong phú. Một số loại game phổ biến được nhiều người yêu thích là FIFA, Candy Crush Saga, Call of Duty, Pubg…
    Hiện nay, có một thực trạng đáng báo động là nhiều người rơi vào tình trạng “nghiện game online”, đặc biệt là học sinh. Họ mải chơi game đến quên ăn, mất ngủ và bỏ bê việc học hành. Điều đó đã để lại nhiều tác hại to lớn như ảnh hưởng đến sức khỏe, cũng như thành tích học tập. Ngoài ra, chơi game còn tiêu tốn nhiều tiền bạc, của cải. Để có tiền chơi game, nhiều thói hư tật xấu bắt đầu nảy sinh như: nói dối, trộm cắp, lừa lọc… Nhiều trò chơi có những hình ảnh bạo lực làm ảnh hưởng đến tâm lí của người chơi.
    Nhưng game không chỉ có những tác hại, mà còn đem lại nhiều lợi ích. Chơi game giúp con người có thể thư giãn sau những giờ học tập mệt mỏi, căng thẳng. Không chỉ vậy, nhiều loại game còn giúp người chơi chơi rèn luyện tư duy, cung cấp những kiến thức xã hội như: Ai là triệu phú, Trò chơi ô chữ… Hiện nay, game còn trở thành một bộ môn được đưa vào giảng dạy, học tập và đưa vào tổ chức thi đấu chuyên nghiệp – đây là một trong những lợi ích tích cực nhất của game.
    Mặc dù vậy, chúng ta cần phải hiểu được rằng, chơi game vẫn có nhiều tác hại hơn lợi ích. Việc chơi game một cách khoa học, tránh để dẫn tới tình trạng “nghiện game” quả là một khó khăn. Mỗi gia đình và nhà trường cần có sự quan tâm kịp thời đến con cái, học sinh của mình. Bản thân chúng ta cũng cần ý thức được tác hại và ích lợi của việc chơi game, xác định được nhiệm vụ chính là học tập nâng cao kiến thức, trau dồi kỹ năng và đạo đức để tương lai trở thành những người có ích cho xã hội.
    Như vậy, chơi game vừa có lợi ích, vừa có tác hại. Mỗi người cần hiểu được điều đó để có những hành động đúng đắn, tránh làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bản thân.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới