PHẦN I. VĂN BẢN 1. Ôn các văn bản – Bài học đường đời đầu tiên (Tô Hoài) – Đêm nay Bác không ngủ ( Minh Huệ) – Lượm ( Tố H

PHẦN I. VĂN BẢN
1. Ôn các văn bản
– Bài học đường đời đầu tiên (Tô Hoài)
– Đêm nay Bác không ngủ ( Minh Huệ)
– Lượm ( Tố Hữu)
( Thể loại, phương thức biểu đạt, nội dung, nghệ thuật đặc sắc của các văn bản)
2. Đọc- hiểu đoạn trích:
Đoạn trích 1:
Mùa xuân đất trời đẹp. Dế Mèn thơ thẩn ở cửa hang, hai con Chim Én thấy tội nghiệp bèn rủ Dế Mèn dạo chơi trên trời. Mèn hốt hoảng. Nhưng sáng kiến của Chim Én rất giản dị: hai Chim Én ngậm hai đầu của một cọng cỏ khô. Mèn ngậm vào giữa. Thế là cả ba cùng bay lên. Mây nồng nàn, đất trời gợi cảm, cỏ hoa vui tươi.
Dế Mèn say sưa. Sau một hồi lâu miên man, Mèn ta chợt nghĩ bụng: Ơ hay, việc gì ta phải gánh hai con én này trên vai cho mệt nhỉ. Sao ta không quẳng gánh nợ này đi để dạo chơi một mình có sướng hơn không? Nghĩ là làm. Nó bèn há mồm ra. Và nó rơi vèo xuống đất như một chiếc lá lìa cành.
(Theo Đoàn Công Huy trong mục Trò chuyện đầu tuần của báo Hoa học trò)
Đoạn trích 2:
Tự nhiên ở trên không, có một đàn chim sẻ đáp xuống sân nhặt thóc ra một đằng, gạo ra một nẻo. Chúng nó lăng xăng ríu rít chỉ trong một lát đã làm xong, không suy suyển một hạt. Nhưng khi chim sẻ đã bay đi rồi, Tấm lại nức nở khóc. Bụt lại hỏi:
– Con làm sao còn khóc nữa?
– Con rách rưới quá, người ta không cho con vào xem hội.
– Con hãy đào những cái lọ xương bống đã chôn ngày trước lên thì sẽ có đủ mọi thứ cho con trẩy hội.
Tấm vâng lời, đi đào các lọ lên. Đào lọ thứ nhất, lấy ra được một bộ áo mớ ba, một cái xống lụa, một cái yếm lụa điều và một cái khăn nhiễu. Đào lọ thứ hai, lấy ra được một đôi giày thêu, đi vừa như in. Lọ thứ ba đào lên thì thấy một con ngựa bé tí, nhưng vừa đặt con ngựa xuống đất, bỗng chốc nó đã hí vang lên và biến thành ngựa thật. Đào đến lọ cuối cùng thì lấy ra được một bộ yên cương xinh xắn. Tấm mừng quá vội tắm rửa rồi thay bộ vào, đoạn cưỡi lên ngựa mà đi. Ngựa phóng một chốc đã đến kinh đô. Nhưng khi phóng qua một chỗ lội, Tấm đánh rơi một chiếc giày xuống nước không kịp nhặt. Khi ngựa dừng lại ở đám hội, Tấm lấy khăn gói chiếc giày còn lại rồi chen vào biển người.
(Nguyễn Đồng Chi, Tấm Cám, trích Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2000, tr. 1170)
( Xác định thể loại, phương thức biểu đạt chính, ngôi kể, nhân vật chính, biện pháp tu từ, rút ra bài học, liên hệ bản thân)
PHẦN II. TIẾNG VIỆT
– Từ ghép, từ láy
– Mở rộng chủ ngữ
– Các biện pháp tu từ ( so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ )
( Nắm khái niệm, nhận diện, cho ví dụ và phân tích tác dụng ).
PHẦN III. TẬP LÀM VĂN
1. Lí thuyết: Văn tự sự
– Dàn ý của bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ
– Cách làm một bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ
2. Bài tập vận dụng:
– Trong cuộc sống, những người thân yêu luôn dành cho em những điều tốt đẹp nhất. Em hãy kể lại một trải nghiệm sâu sắc của mình với người thân (ông, bà, cha, mẹ…) để thể hiện sự trân trọng tình cảm ấy.
– Chắc hẳn em đã từng có lần làm việc tốt (giúp đỡ những người già yếu, tàn tật qua đường; dẫn một em bé đi lạc tìm được người thân…). Em hãy kể lại một việc làm tốt đó.
– Kể lại một việc tốt mà em đã chứng kiến.

1 bình luận về “PHẦN I. VĂN BẢN 1. Ôn các văn bản – Bài học đường đời đầu tiên (Tô Hoài) – Đêm nay Bác không ngủ ( Minh Huệ) – Lượm ( Tố H”

  1. Bài của tô hoài:thể loại truyện đồng thoại;ptbđ là tự sự miêu tả biểu cảm.
    Bài của minh huệ:thơ có yếu tố tự sự miêu tả;ptbđ là biểu cảm tự sự miêu tả.
    Bài của tố hữu:thơ có yếu tố tự sự miêu tả;ptbđ là biểu cảm tự sự miêu tả.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới