+ Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình.
+ Cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ học sinh.
+ Hiện trạng của bạo lực học đường hiện nay:
• Lăng mạ, xúc phạm, chửi bậy đối với người khác.
• Làm tổn thương đến tinh thần bạn bè.
• Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô.
• Thầy cô xúc phạm đến học sinh.
• Lập các bang nhóm đánh nhau ở học sinh.
+ Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bạo lực học đường:
• Do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa.
• Chưa có sự quan tâm từ gia đình.
• Không có sự giáo dục đúng đắn của nhà trường.
• Xã hội dửng dưng trước những hành động bạo lực.
• Sự phát triển chưa toàn diện của học sinh.
+ Hậu quả của bạo lực học đường:
*Với người bị bạo lực:
• Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất.
• Làm cho gia đình họ bị đau thương.
• Làm cho xã hội bất ổn.
*Với người gây ra bạo lực:
• Phát triển không toàn diện.
• Mọi người chê trách.
• Mất hết tương lai, sự nghiệp.
+ Cách khắc phục nạn bạo lực học đường:
• Nhà trường cần nâng cao nhận thức và dạy bảo học sinh hiệu quả nhất.
• Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái.
• Tự bản thân có trách nhiệm xa lánh tình trạng bạo lực học đường.
– Kết luận: Nêu cảm nghĩ của em về bạo lực học đường.
b. Tập luyện
2. Trình bày bài nói
Trường học là nơi rèn luyện nhân cách, đạo đức cho học sinh, nơi bồi dưỡng cho tâm hồn giúp ta nên người. Thế nhưng, một điều thật đau lòng, thật nhức nhối đang diễn ra, khiến toàn xã hội lo lắng trước sự suy đồi, tha hóa về đạo đức trong nhà trường hiện nay đó là nạn bạo lực học đường.
Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình. Đó là cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ học sinh. Nó được hiểu là những hành vi sai trái, đùng bạo lực để giải quyết vấn đề của các bạn học sinh, có thể là của cả giáo viên dành cho học sinh. Nó được biểu hiện với nhiều trạng thái khác nhau trong trường học như: bạn bè ghen ghét, đố kị nhau cũng lôi nhau ra đánh, mâu thuẫn, xích mích nhỏ cũng đánh nhau, chửi nhau thậm tệ. Hay việc học sinh ngang bướng, cãi lời thì thầy cô dùng hình thức đòn roi, lời nói khó nghe để trừng trị.
Nguyên nhân dễ nhận thấy chính là do tự bản thân các em có suy nghĩ về cái tôi quá lớn, lúc nào cũng muốn thể hiện mình. Thêm vào đó mới là sự thiếu giáo dục từ gia đình, bố mẹ bỏ bê, vô trách nhiệm, hoặc chiều chuộng quá đáng. Tiếp theo là từ phía nhà trường, kỉ luật quá lỏng lẻo, không có hình thức xử phạt nghiêm khiến học sinh coi thường.
Vậy làm thế nào để loại bỏ bạo lực học đường? Việc làm này không phải của một riêng ai, mỗi cá nhân trong xã hội đều cần phải quan tâm tới sự giáo dục của con em mình. Đầu tiên cần thiết lập kỷ cương trong nhà trường, sau đó cần sự quan tâm phối hợp với các em từ phía gia đình, những người xung quanh. Thiết nghĩ nếu nạn bạo lực học đường không được ngăn chặn thì thế hệ ngày mai sẽ ra sao?
Bạo lực học đường là hiện tượng không tốt đối và gây ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội. Việc ngăn chặn, phòng chống, đấu tranh loại bỏ bạo lực học đường rất thiết thực và cần thiết. Hãy cùng chung tay để nói không với bạo lực học đường. Xây dựng một môi trường giáo dục văn minh và nhà trường sẽ là nơi để học, để phát triển nhân cách, kỹ năng trong mỗi cá nhân.
Trao đổi về bài nói theo một số gợi ý sau:
Người nghe
Người nói
– Trao đổi lại với người nói về hiện tượng (vấn đề) đời sống được bàn luận, về cách trình bày bài nói.
– Thảo luận bằng cách nêu thắc mắc, yêu cầu người nói giải đáp thêm. Nhận xét về lí lẽ và bằng chứng mà người nói sử dụng.
– Lắng nghe ý kiến phản hồi của người nghe.
– Giải thích thêm những chỗ người nghe thắc mắc.
– Bảo vệ ý kiến của mình nếu nhận thấy ý kiến đó đúng.
2 bình luận về “Soạn bài Trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) đời sống (trang 70)”