Soạn bài Trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) đời sống (trang 70)

Soạn bài Trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) đời sống (trang 70)

1 bình luận về “Soạn bài Trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) đời sống (trang 70)”

  1.   Trường học là một môi trường tốt nhất không những cung cấp cho chúng ta những tri thức về khoa học mà còn là nơi rèn luyện nhân cách, đạo đức cho học sinh, sinh viên; bồi dưỡng cho tâm hồn chúng ta thanh cao hơn, trong sáng hơn; trang bị cho chúng ta một quan niệm đúng đắn về cuộc sống, một lẽ sống cao đẹp … Thế nhưng, một điều thật đau lòng, thật nhứt nhối đang diễn ra, khiến nhiều người làm công tác giáo dục nói riêng, các cấp chính quyền và toàn xã hội nói chung đang lo lắng trước sự suy đồi, tha hóa về đạo đức trong nhà trường hiện nay đó là nạn bạp lực học đường.
      Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường. Một trong những nguyên nhân cơ bản là nhiều nơi chú trọng về chữ, nhẹ về dạy người; đạo đức dần bị bỏ quên. Sự quản lí lỏng lẻo đó chưa định hướng cho các em tư duy đúng đắn dẫn đến những hành động lệch lạc, suy nghĩ bồng bột, làm tổn thương đến người khác. Không chỉ nhà trường mà những em học sinh ấy có gia đình ít quan tâm, giáo dục con cái, dẫn đến tình trạng nói trên.
      Những nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường không chỉ đến từ phía gia đình và nhà trường. Có thể là do các học sinh học tập căng thẳng nên dễ dẫn đến những tình trạng ức chế về tâm lý. Cộng với độ tuổi vi thành niên, các em thường có những suy nghĩ bốc đồng, mang trên mình cái tôi cá nhân quá lớn. Cũng từ đó mà lòng tự trọng dần biến thành lòng tự ái to đùng lúc nào không hay nên các bạn dễ nổi nóng vì những chuyện không đáng và có khi gây ra hậu quả đáng tiếc cho bản thân và cho người khác.
      Cũng đôi khi, các bạn trẻ quan niệm rằng: dùng bạo lực có tác dụng nhanh, hiệu quả tức thì, đối phương phải phục tùng mình. Thế nên tình trạng bạo lực học đường cứ thế tiếp diễn từ ngày này sang ngày khác, truyền từ người này sang người kia.
      Bằng chứng là hiện nay, có đến 96,7% số học sinh tham gia khảo sát tại một ngôi trường trả lời rằng ở trường các em có xảy ra hiện tượng các bạn học sinh đánh nhau; mức độ là 44,7% rất thường xuyên, 38% thường xuyên. Quan niệm của các em về hiện tượng đánh nhau giữa các học sinh: hơn 45% cho rằng đó là “bình thường”.
      Gần đây, dư luận còn chưa hết bàng hoàng trước video clip một học sinh nữ đánh bạn “dã man” gây bức xúc dư luận; hay như vụ nữ sinh lớp 8 ở Phú Yên bị đánh đập vì ” nói xấu sau lưng bạn” …
      Qua những hình ảnh thực tế đó thì mọi người nghĩ sẽ ra sao nếu hành vi bạo lực học đường cứ thế tiếp diễn? Hiện nay, hiện trạng bạo lực học đường đang ở mức đáng báo động và cần phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và giải quyết triệt để. Nếu không sẽ dẫn đến những hành vi vi phạm pháp luật ở ngoài trường, gây hậu quả nghiêm trọng như: gây hậu quả nặng nề về tâm lí, sức khỏe, học tập … của nạn nhân; đạo đức và nhân cách của học sinh dần bị suy thoái, ảnh hưởng đến nhà trường và gia đình, ảnh hưởng đến xã hội; mất đoàn kết trong tập thể; …
      Bên cạnh đó, gia đình cần quan tâm sấu sắc tới con em mình và có mối quan hệ mật thiết với nhà trường để biết các em mình hàng ngày học hành và sinh hoạt ở trường như thế nào?. Hơn nữa, nhà trường cần mở ra nhiều sân chơi bổ ích, lành mạnh cho tầng lớp thanh thiếu niên để các bạn học sinh vừa học, vừa chơi, tạo nên sự thoải mái và tình bạn bè gần gũi, thân thiết. Học sinh cũng cần biết giới hạn. Không nên nói ra những lời thô lỗ, xúc phạm đến một cá nhân hay tập thể trong môi trường học tập, hay không nên tức giân về những chuyện nhỏ nhặt, hạn chế sử dụng tới nắm đấm khi không cần thiết, …. Có như thế, mới mong giảm bớt nạn bạo lực học đường.
      “Bạo lực học đường sẽ khiến nạn nhân ám ảnh cả đời nhưng đối với hung thủ lại là bồng bột tuổi trẻ”. Bạn bạo lực với họ và bạn nghĩ chỉ là một cái đánh, cái tát hay những lời chửi rủa thôi mà! Nhưng đối với người phải hứng chịu nó thì bạn chẳng khác gì một con quái vật vậy.
      Hãy để cho ánh dương luôn chiếu sáng trên những mầm non tương lai của Đảng. Mỗi người chúng ta cần phải hành động để góp phần hạn chế và xóa bỏ nạn bạo lực học đường. Để nó chỉ còn là quá khứ! Đã có nhiều người lên án nạn bạo lực học đường. Bởi lẽ nó là một hành vi trái với đạo đức, trái với lương tâm con người và nó cũng trái với suy nghĩ người Việt Nam ta là anh em, từ bọc trứng của mẹ Âu Cơ mà ra. Mà anh em nào lại đối xử tàn nhẫn với nhau? Chỉ cần bạn có suy nghĩ bạn bắt nạt ai đó, hãy luôn nghĩ rằng đó là đang tự hạ thấp bản thân trở thành kẻ xấu xí, đáng khinh thường. Chắc không ai muốn thế đâu nhỉ?

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới