Thuyết minh thuật lại lễ hội Đống Đa – Tây Sơn ở Bình Định

Thuyết minh thuật lại lễ hội Đống Đa – Tây Sơn ở Bình Định

2 bình luận về “Thuyết minh thuật lại lễ hội Đống Đa – Tây Sơn ở Bình Định”

  1. Quang Trung – Nguyễn Huệ vị anh hùng mà chắc chắn không người dân Việt Nam nào là chưa từng biết đến những chiến công vĩ đại của vị anh hùng này trong công cuộc đánh đuổi quân xâm lược bảo vệ hòa bình, non sông gấm vóc cho dân tộc, Đặc biệt là trận Ngọc Hồi – Đống Đa. Và để tưởng nhớ đến những công lao vĩ đại của vị anh hùng này và các chiến sĩ dũng cảm trong phong trài Tây Sơn, lễ hội Tết Đống Đa được tổ chức hằng năm tại Phú Phong – Tây Sơn
    Lễ hội gò Đống Đa – Mùng 5 tết Nguyên Đán
    Hằng năm vào chiều ngày mùng 4 và ngày mùng 5 tết âm lịch người dân Bình Định. Và Du khách cả nước lại náo nức du xuân lễ hội tết Đống Đa. Tại Bảo tàng Quang Trung, thị trấn Phú Phong – Tây Sơn. Để tưởng nhớ tới công tích lẫy lừng các thủ lĩnh của phong trào Tây Sơn. Đặc biệt là người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ. Và kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa, đánh thắng 29 vạn quân Thanh xâm lược.
    Hội tết Đống Đa – Tây Sơn – Bình Định là một trong những lễ hội lớn nhất cả nước những ngày đầu xuân. Lễ hội được tổ chức trọng thể, hoành tráng từ ngày mùng 4 đến ngày mùng 5 tháng giêng âm lịch. Ngoài nghi lễ truyền thống, lễ hội còn tổ chức nhiều hoạt động văn hóa dân gian. Như biểu diễn võ thuật Tây Sơn, trống trận Tây Sơn, đua thuyền, trò chơi dân gian, hát tuồng… Diễn lại trận đánh lịch sử với những y phục, voi trận như ngày xưa vua Quang Trung ra trận… Thu hút đông đảo khách nước ngoài, nhân dân cả nước và đặc biệt là người dân đất võ tham dự.
    Lễ hội tết Đống Đa được tổ chức để tưởng nhớ tới công tích lẫy lừng các thủ lĩnh của phong trào Tây SơnLịch sử của lễ hội Đống Đa
    Vào ngày 28/12/2016, UBND tỉnh Bình Định đã đồng ý duyệt Kế hoạch tổ chức Lễ kỷ niệm 228 năm. Từ ngày chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa (1789 – 2017) diễn ra. Lễ hội Đống Đa Tây Sơn Bình Định là dịp tưởng nhớ công lao của Tây Sơn Tam Kiệt. Cùng các văn thần, võ tướng đã dũng cảm. Đánh đuổi 29 vạn quân xâm lược Mãn Thanh, thu non sông về một mối cách đây 231 năm. Vào năm 1788, các cuộc khởi nghĩa của nhân dân nổ ra khắp nơi. Vua Lê Chiêu Thống cảm thấy lo lắng về quyền lực của mình với đất nước. Nên đã cho người sang cầu cứu nhà Thanh. Càn Long là vua nhà Thanh lúc đó vốn đã có mưu đồ xâm lược nước ta. Nay thêm lời kêu cứu của vua nước Nam nên đã mau chóng hành động.
    Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị được vua cử đem 29 vạn binh lính. Chia làm 4 mũi ồ ạt tấn công vào thành Thăng Long xâm chiếm nước ta. Quân ta dễ dàng bị đánh gục ở thành Thăng Long. Tôn Sĩ Nghị ngạo mạn tuyên bố sẽ kéo quân. Vào thẳng sào huyệt Tây Sơn đúng ngày mùng 6 Tết.
    Các hoạt động trong lễ hộiLễ tếLễ tế
    Chương trình tế lễ Đống Đa diễn ra từ chiều mồng 4 tết với nhiều nghi lễ cổ truyền. Đặc sắc được tổ chức tại điện Tây Sơn. Lễ tế được tổ chức tôn nghiêm. Cả khu vực rộng lớn, cờ lọng, nghi trượng rợp trời, chiêng trống rền vang… Người dự lễ như cảm thấy lòng mình hòa nhập vào hồn thiêng sông núi địa linh nhân kiệt.
    Chương trình hội ngày mồng 5 tuy có thay đổi hằng năm nhưng các mục chính. Thì năm nào cũng có, đó là diễn văn ôn lại lịch sử Tây Sơn. Với cuộc đại phá quân Thanh, biểu diễn võ thuật. Trống trận Tây Sơn và thao diễn trận pháp. Tiết mục võ thuật Tây Sơn được các võ sư, võ sĩ, nghệ nhân tên tuổi hàng đầu Bình Định. Biểu diễn các bài quyền truyền thống nổi tiếng của nhà Tây Sơn  như.  Lão mai độc thọ, Ngọc trản quyền, Hùng kê quyền; các bài võ sử dụng binh khí. Lôi long đao, Song phượng kiếm, Tuyết hoa song kiếm và Lôi phong tuỳ hình kiếm, hay các bài roi như Roi Thái sơn, Roi Hắc đảnh ô sơn … Được người xem tán thưởng nhiệt liệt.
    Tiết mục nhạc võ Tây Sơn
    Tiết mục nhạc võ Tây Sơn là môn nghệ thuật độc đáo của tỉnh Bình Định, người biểu diễn vừa phải có tâm hồn nghệ sĩ, vừa là bậc võ sĩ siêu đẳng và luyện đôi tay thần diệu để tác dụng lên lòng trống, vành trống và thân trống bằng cả hai bàn tay, cổ tay, khuỷu tay, cánh tay, tiếp xúc vào một bộ trống gồm 12 chiếc lớn nhỏ khác nhau gọi là “Song thủ đả thập nhị cổ”, tạo nên những âm thanh hùng tráng khác lạ khiến người xem như bị lôi cuốn, thúc giục. Tiết mục biểu diễn chiến trận Đống Đa lại càng hào hứng và hấp dẫn hơn nữa, được tổ chức trên địa thế qui mô, dàn dựng công phu, tập dượt công phu.
    Tiết mục nhạc võ Tây Sơn là môn nghệ thuật độc đáo của tỉnh Bình Định
    Có cả ngàn người thao diễn với cờ xí, chiêng trống, sắc phục, đồn lũy… y như thật, có năm còn có bốn, năm con voi trận tham gia. Màn biểu diễn Nhạc võ Tây Sơn làm cho người xem dễ dàng cảm nhận những tiếng gươm khua, tiếng binh khí, tiếng hò reo của quân sĩ, tiếng súng nổ, tiếng voi gầm, ngựa hí hoà lẫn vào tiếng trống. Người xem có cảm giác như đang đứng giữa trận tuyến, không gian như vang vọng hồn thiêng sông núi, và được trở về với lịch sử, chứng kiến một thế trận thần tốc, táo bạo. Tiếng trống như giục giã, như thôi thúc, người xem có thể bị kích động và sẵn sàng xông lên sống mái.
    Ngày nay, đi dự lễ hội tết Đống Đa đối với người dân đất võ đã trở thành niềm tự hào và cũng là một nhu cầu tinh thần không thể thiếu được trong những ngày đầu xuân.
    #kirito4567

    Trả lời
  2. Mảnh đất võ Bình Định không chỉ được biết đến những bãi biển đẹp mê hồn. Còn nổi tiếng với Lễ hội Đống Đa Tây Sơn Bình Định. Được tổ chức thường niên vào dịp đầu xuân. Đây là lễ hội mang rất nhiều ý nghĩa. Ngoài ý nghĩa tưởng nhớ đến công lao to lớn của vua Quang Trung – Nguyễn Huệ. Lễ hội còn có ý nghĩa gìn giữ nét đẹp truyền thống. Ghi nhớ về tổ tiên với những công lao hiển hách, để thêm yêu quý và tự hào về quê hương, đất nước mình.
    Lễ hội Đống Đa Tây Sơn Bình Định được tổ chức vào những ngày đầu xuân
    Cứ dịp Tết đến Xuân về là người ta lại nô nức, hào hứng kéo nhau đi trẩy hội. Theo thống kê của Bộ VH, TT & DL thì nước ta hiện nay có tới hơn 8.000 lễ hội. Nhưng Lễ hội Đống Đa Tây Sơn ở Bình Định được coi là một trong những lễ hội lớn nhất nhì cả nước. Được tổ chức thường niên vào các ngày mùng 4 và mùng 5 Âm lịch hàng năm tại Bảo tàng Quang Trung. Lễ hội thu hút đông đảo người dân cả nước tụ họp về đây. Hay cả những du khách nước ngoài đang du lịch tại mảnh đất này cũng háo hức với lễ hội đặc sắc mà không thể tìm thấy ở quốc gia của mình.
    Lễ hội Đống Đa – Tây Sơn thu hút đông đảo du khách thập phương về tham quan (Ảnh ST)
    Trước khi đến với những điểm thú vị sẽ diễn ra ở lễ hội vô cùng lớn này. Chúng ta hãy lộn ngược dòng quay trở về với lịch sử để nghe thuyết minh về lễ hội Đống Đa Tây Sơn được ra đời như thế nào nhé! Năm 1788, bị đe dọa bởi rất nhiều cuộc khởi nghĩa nổi dậy của quần chúng nhân dân ở khắp nơi.
    Sợ ngai vàng của mình bị lung lay. Vua Lê Chiêu Thống đã cho người sang cầu cứu nhà Thanh. Nhờ sự cầu cứu của vua nước Nam. Khiến cho âm mưu muốn xâm chiếm nước ta của vua Càn Long lúc đó là vua nhà Thanh đã lập tức cử Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị. Thống lĩnh 29 vạn quân và chia làm 4 mũi tiến thẳng vào kinh thành Thăng Long. Khi vào đến kinh thành thì không hề gặp trở ngại gì quá lớn. Tôn Sĩ Nghị đã ngạo mạn tuyên bố đến mùng 6 Tết sẽ kéo toàn quân đánh thẳng vào sào huyệt Tây Sơn.
    Du khách ghé thăm bảo tàng Quang Trung (Ảnh ST)
    Khi nhận được tin cấp báo. Vào ngày 22/12/1788 (ngày 25/11 Âm lịch), Nguyễn Huệ đã xưng vua và lấy tên hiệu là Quang Trung. Thống lĩnh quân ta tiến thẳng ra Bắc để đánh trả quân Thanh xâm lược. Và chỉ trong đêm mùng 4, rạng sáng mùng 5 Tết Kỷ Dậu. Nghĩa quân Tây Sơn bất ngờ tiến đánh đập tan đồn trại giặc Khương Thượng. Làm cho tướng nhà Thanh là Sầm Nghi Đống phải treo cổ tự tử ở núi Ốc, Loa Sơn. Trận đánh thắng ấy đã mở đường để cả đại quân Tây Sơn từ Ngọc Hồi thừa thắng xông lên tiến vào kinh thành Thăng Long.
    Hình tượng Quang Trung – Nguyễn Huệ ngồi trên voi chiến tổng chỉ huy nghĩa quân Tây Sơn (Ảnh ST)
    Để tưởng niệm và ghi nhớ công lao trời biển của người anh hùng Nguyễn Huệ – vua Quang Trung. Cứ vào ngày mùng 4, mùng 5 Âm lịch. Lễ hội Đống Đa ở Bình Định lại được diễn ra với rất nhiều nghi thức truyền thống cũng như các trò chơi dân gian hấp dẫn. Lễ tế được tổ chức ở chính điện Tây Sơn với nghi thức đọc sớ tế, dâng hương, dâng hoa.
    Nghi thức càng long trọng hơn bởi được phụ hoa thêm từ những dàn kèn trống âm vang. Nền nhạc hiện đại mang âm hưởng hào hùng, cờ lọng. Ghi trượng treo ngập tràn khắp mọi nơi như gọi hồn khí thiêng sông núi. Tất cả người dân đều mang cảm giác phấn chấn như được hòa nhập cùng với mảnh đất nhuốm đầy hào khí nơi đây.
    Màn trình diễn trống đặc sắc khai mạc lễ hội (Ảnh ST)
    Đấy mới chỉ là phần lễ. Còn phần hội được diễn ra mới thú vị hơn cả. Du khách thập phương sẽ được chứng kiến những màn múa nhạc võ Tây Sơn hoành tráng. Những tiết mục võ thuật vô cùng đặc sắc . Được biểu diễn bởi các võ sư, võ sĩ, nghệ nhân có tên tuổi.
    Với những bài quyền truyền thống hết sức nổi tiếng của nhà Tây Sơn như Lão mai độc thọ, Hùng kê quyền, Ngọc trản quyền. Hay các bài võ sử dụng binh khí như Song phượng kiếm, Lôi long đao, Lôi phong tùy hình kiếm, Tuyết hoa song kiếm, . Hoặc các bài roi như Roi Hắc đảnh Ô Sơn, Roi Thái Sơn. Đều được người xem thích thú bằng những tràng pháo tay ròn rã nhiệt liệt.
    Tiết mục nhạc võ Tây Sơn là môn nghệ thuật độc đáo của tỉnh Bình Định (Ảnh ST)
    Màn trình diễn tái hiện trận đánh Ngọc Hồi – Đống Đa của vua Quang Trung và quân lính, làm tiêu diệt 29 vạn quân Thanh (Ảnh ST)
    Không chỉ dừng lại là những màn võ thuật công phu, đẳng cấp. Người xem còn được mãn nhãn với màn trình diễn tái hiện lại trận đánh Ngọc Hồi – Đống Đa. Với tiếng binh khí, tiếng hò reo từ quân sĩ, tiếng voi gầm, ngựa hí, súng nổ hòa cùng tiếng trống rền vang. Màn trình diễn tái hiện vô cùng chân thực. Nếu bạn chứng kiến tận mắt sẽ thấy mình như đang đứng ở giữa chiến trường năm xưa. Không khi sôi sục hơn bao giờ hết. Cả không gian vang vọng hồn thiên non sông. Bạn sẽ được quay trở lại lịch sử và cảm nhận thế trận thần tốc, táo bạo mà nghĩa quân Tây Sơn và vua Quang Trung đánh khí thế như thế nào.
    Lễ hội mang ý nghĩa to lớn nhằm tưởng nhớ đến vua Quang Trung và kỷ niệm chiến thắng trận Ngọc Hồi – Đống Đa lừng lẫy (Ảnh ST)
    Không chỉ hiểu thêm về lịch sử dân tộc. Biết thêm tưởng nhớ về công lao to lớn của vị vua Quang Trung – Nguyễn Huệ. Bạn còn được khám phá nhiều nghi thức truyền thống. Màn trình diễn võ thuật công phu hay chơi các trò chơi dân gian khác. Khi đến với lễ hội Đống Đa Tây Sơn Bình Định sẽ khiến lòng tự hào dân tộc trong bạn được khơi dậy. Càng thêm yêu quý mảnh đất địa linh nhân kiệt này cũng như tự hào về những gì đất nước ta đã có được như ngày hôm nay là nhờ những người anh hùng vĩ đại thuở ấy.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới