Trong lớp, Thắng học vào loại khá nhất. Trang thì hơi kém về môn Tập đọc một tí. Song Trang hơn Thắng ở chỗ Trang không hay n

Trong lớp, Thắng học vào loại khá nhất. Trang thì hơi kém về môn Tập đọc một tí. Song Trang hơn Thắng ở chỗ Trang không hay nghịch. Thắng rất muốn cho Trang đọc cũng thạo như mình. Hàng ngày, lúc mới đến lớp, đôi bạn rủ nhau học ôn, đọc lại bài cũ. Thoạt đầu, hai đứa cùng đọc. Sau đó, đọc từng đứa một. Thắng giả làm cô giáo gọi Trang đọc bài. Trang cũng thưa y như thực và đứng lên hẳn hoi. Kiểu vừa học lại vừa chơi này thế mà thú. Chỗ nào Trang đọc chưa đúng, Thắng dõng dạc đọc mẫu, ra dáng lắm. Việc làm ấy của Thắng và Trang ai ngờ cô giáo biết. Cô liền khen Thắng trước lớp là có tinh thần giúp đỡ bạn. Thắng đâm ra lúng túng mới lạ chứ! Hôm sau, Thắng bảo Trang:
– Cô đã khen tớ với cậu rồi, ngày nào chúng mình cũng phải ôn, đồng ý không?
Trang im lặng một lúc, rồi nói:
– Nhưng tớ không đồng ý cậu nói chuyện với tớ trong lớp đâu. Cậu phải nghe bài và không được nghịch cơ.
– Ừ, tớ không thế nữa []
(Trích Một lời giao ước, Phong Thu, , NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2015)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính và nội dung chính của văn bản trên.
Câu 2: Chỉ ra thành phần trạng ngữ trong những câu sau và cho biết trạng ngữ bổ sung thông tin gì cho câu:
-Trong lớp, Thắng học vào loại khá nhất.
– Hàng ngày, lúc mới đến lớp, đôi bạn rủ nhau học ôn, đọc lại bài cũ.
– Thoạt đầu, hai đứa cùng đọc
– Sau đó, đọc từng đứa một.
– Hôm sau, Thắng bảo Trang:
– Cô đã khen tớ với cậu rồi, ngày nào chúng mình cũng phải ôn, đồng ý không?
Câu 3: Viết đoạn văn khoảng 5 câu trình bày cảm nhận của em về nhân vật Thắng trong văn bản trên. Trong đoạn văn có sử dụng trạng ngữ, gạch chân và chỉ rõ.
Câu 4: Từ văn bản trên, em rút ra được bài học gì về cách ứng xử với bạn bè?

1 bình luận về “Trong lớp, Thắng học vào loại khá nhất. Trang thì hơi kém về môn Tập đọc một tí. Song Trang hơn Thắng ở chỗ Trang không hay n”

  1. Câu 1: Tự sự
    Nội dung: Đôi bạn Thắng và Trang giúp đỡ nhau trong học tập và được cô giáo khen.
    Câu 2: Trong lớp: địa điểm
    Hàng ngày, lúc mới đến lớp, thoạt đầu, hôm sau, sau đó: thời gian
    Câu 3:
    Trong đoạn văn, ta thấy Thắng là một người bạn tốt. Bạn đã sẵn lòng giúp đỡ người bạn của mình mà không ngần ngại. Dù là một cậu chàng hay nghịch song Thắng cũng rất tốt bụng. Sự tốt bụng ở Thắng giúp đôi bạn cùng tiến bộ. Đồng thời, Thắng cũng là một người rất hiểu chuyện, hiểu được việc nói chuyện trong lớp không tốt nên đã hứa với Trang. Như vậy, qua nhân vật Thắng, ta thấy được việc cố gắng để tiến bộ trong học tập. 
    Câu 4:
    Phải ân cần, hòa nhã, luôn nhiệt tình, hăng hái giúp đỡ bạn bè để bạn bè có thể cùng nhau tiến bô. 

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới