viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện ( ko chép mạng) thuật lại lễ hội tịch điền thì cho 5*+ ctlhn nha
viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện ( ko chép mạng)
thuật lại lễ hội tịch điền thì cho 5*+ ctlhn nha
1 bình luận về “viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện ( ko chép mạng) thuật lại lễ hội tịch điền thì cho 5*+ ctlhn nha”
bài làm
Lễ hội Tịch Điền hay còn gọi là lễ hội xuống đồng được diễn ra vào mồng 5 đến mồng 7 tháng Giêng âm lịch tại xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Lễ hội diễn ra vào đầu năm với mong muốn cầu an, mưa thuật gió hòa, mùa màng tốt tươi để người nông dân có một năm được mùa, giúp cuộc sống ấm lo hạnh phúc.
Lịch sử ghi lại: mùa xuân năm 987, lần đầu tiên vua Lê Đại Hành cùng văn võ bá quan cày ruộng ở Đọi Sơn và bắt được chum vàng, năm 988 cày ở Bàn Hải bắt được chum bạc. Từ đó, hằng năm vào đầu xuân, nhà vua ra đồng cày ruộng, làm lễ cày Tịch Điền với các hình thức khác nhau. Sau một thời gian dài gián đoạn. Từ năm 2009 phong tục tốt đẹp được phục hồi lại cho đến ngày nay.
Trong nghi lễ Tịch Điền, một lão nông đạo mạo, có sức khỏe tốt, có kinh nghiệm cày ruộng và phải là thành viên của gia đình văn hóa sẽ tái hiện hình ảnh vua Lê Đại Hành bước lên lễ đài khấn cáo vua Lê và thần Nông. Sau đó, lão nông sẽ đội mũ Cửu Long, mặc áo hoàng bào xuống ruộng đi cày. Theo thứ tự, vua Lê Đại Hành tỉnh cày 5 sá, lãnh đạo thị xã Duy Tiên cày 7 sá, cày là các cô gái trong trang phục truyền thống cầm theo hạt giống gieo xuống các luống cày, đồng thời các màng múa rồng làm căng theo phần sôi động cho lễ hội.
Bên cạnh phần lễ trang nghiêm, phần hộ cũng hết sức sôi nổi với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc như hội thi vẽ và trang trí trâu, hội vật, hội thi đánh trống của làm nghề trống Đọi Tam, các trò chơi dân gian như đánh đu, đi cầu phao cũng diễn ra sôi động. Một trong những hoạt động đặc sắc của lễ hội Tịch Điền là hội thi vẽ và trang trí trâu. Trâu đoạt giải trong hội thi sẽ tham gia nghi lễ Tịch Điền, được đóng cày xuống ruộng vào sáng mồng 7.
Lễ hội Tịch Điền không chỉ mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện sự quan tâm của các vị vua đối với người nông dân mà còn tuyên truyền, giáo dục các tầng lớp nhân dân lòng biết ơn tiền nhân, tích cực phát triển sản xuất nông nghiệp. Vì thế mỗi người dân Hà Nam cần phát huy truyền thống thi đua lao động sản xuất phát triển kinh tế trên chính mảnh đất quê hương mình.
1 bình luận về “viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện ( ko chép mạng) thuật lại lễ hội tịch điền thì cho 5*+ ctlhn nha”