Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc.Nhanh giúp mình

Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc.Nhanh giúp mình

2 bình luận về “Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc.Nhanh giúp mình”

  1. Chiếc lá cuối cùng thuộc phần cuối của tác phẩm cùng tên của nhà văn người Mĩ O Hen-ri. Truyện là bài ca, ca ngợi vẻ đẹp, sức mạnh tình người giúp con người vượt qua mọi khó khăn, trở ngại của cuộc sống. Đồng thời tác phẩm còn gửi gắm những thông điệp nghệ thuật ý nghĩa.
    Trong tác phẩm gồm ba nhân vật chính: Giôn-xi, Xiu và cụ Bơ-men, các nhân vật này được chia làm hai tuyến chính: Giôn-xi sống trong tuyệt vọng, đếm từng chiếc lá để chờ đến lúc mình lìa đời, cụ Bơ-men và Xiu ra sức chăm sóc và giúp đỡ Giôn-xi vượt qua căn bệnh hiểm nghèo. Giôn-xi là một cô họa sĩ nghèo sống trong một nhà trọ tồi tàn ở ngoại ô, cô sống trong cảnh nghèo khổ và bệnh tật (bệnh sưng phổi), đây không phải là căn bệnh khó chữa, nhưng cô đã mất hết niềm tin vào cuộc sống nên bệnh tình ngày càng xấu đi, cô không buồn uống thuốc, chán nản, chỉ đếm những chiếc lá trên cây thường xuân. Khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống cũng là lúc cô lìa xa cuộc sống này. Qua một đêm mưa gió vùi dập, khi chiếc mành cửa được kéo lên, cô vẫn thấy một chiếc lá bám trên tường gạch. Đó quả là một điều khó tin vì đêm qua mưa gió, bão tuyết lớn, vậy mà chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám trên cành cây như vậy. Chính chiếc lá cuối cùng đã làm thay đổi suy nghĩ của Giôn-xi, giúp cô lấy lại được nghị lực, niềm tin vào cuộc sống. Bởi vậy, cô đã vượt qua bệnh tật, tiếp tục mang trong mình những ước mơ, hoài bão. Xiu là bạn cùng phòng với Giôn-xi, cũng là một họa sĩ nghèo, trong những ngày bạn ốm, Xiu đã hết lòng thương yêu, chăm sóc: nấu cháo, lời nói dịu dàng, cử chỉ ân cần dỗ dành Giôn-xi mong cho bạn lấy lại tinh thần, bệnh tật sớm qua khỏi. Trong những ngày Giôn-xi ốm, điều cô lo sợ nhất chính là mở tấm mành cửa lên và thấy chiếc là cuối cùng đã rụng xuống. Vào đêm mưa gió, Xiu không thể ngủ được, cô lo sợ chiếc lá ngoài kia đã bị mưa gió cuốn đi và người bạn Giôn-xi sẽ rời xa mình mãi mãi. Bởi vậy, sáng hôm đó, khi nhận lệnh của Giôn-xi cô chán nản, tuyệt vọng, đầy lo lắng kéo tấm mành lên. Và cô đã vui biết nhường nào khi chiếc lá vẫn còn đó, cô nấu cháo, gọi bác sĩ đến khám bệnh cho Giôn-xi. Chính tình yêu thương, sự quan tâm chân thành của Xiu đã phần nào tiếp thêm động lực sống cho Giôn-xi. Cụ Bơ-men chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm, nhưng tấm lòng, sự hi sinh của cụ lại có ý nghĩa quan trọng nhất với Giôn-xi. Cụ Bơ-men là một họa sĩ già, đã ngoài sáu mươi tuổi, kiếm sống bằng cách ngồi làm mẫu vẽ cho các họa sĩ trẻ. Hơn bốn mươi năm trong nghề cụ chỉ có một khao khát tột cùng đó là vẽ được một kiệt tác. Khi biết được tâm trạng chán chường, tuyệt vọng của Giôn-xi cụ hết sức lo lắng và tìm cách cứu sống Giôn-xi. Tình yêu thương của cụ dành cho Giôn-xi thật sâu sắc và cao thượng. Trong đêm tối mưa to gió lớn cụ đã không quản gió lạnh, không lo nghĩ cho sức khỏe, tính mạng mình mà thức suốt đêm bí mật vẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng để cứu sống Giôn-xi. Người họa sĩ già ấy đã quên mình vì người khác – một sự hi sinh thầm lặng, cao cả mà lớn lao.
    Chiếc lá cuối cùng của cụ xứng đáng là một kiệt tác không chỉ vì nó giống chiếc lá thật đến nỗi khiến cả Giôn-xi và Xiu không nhận ra, mà nó còn chứa đựng niềm hi vọng sống. Chiếc lá được vẽ bằng cả tài năng và tấm lòng, sự hi sinh cao thượng của cụ Bơ-men. Đồng thời kiệt tác của cụ cũng chứa đựng thông điệp nghệ thuật giàu ý nghĩa: một tác phẩm nghệ thuật thực sự là tác phẩm được tạo ra để phục vụ con người. Tác phẩm được thuật lại bằng lối kể chuyện hấp dẫn, giàu kịch tính với những chi tiết được lựa chọn kĩ càng, đặc biệt là ở tình huống truyện đảo ngược hai lần. Giôn -xi từ chỗ tuyệt vọng, không còn niềm tin vào cuộc sống đến chỗ lấy lại niềm tin, khỏi bệnh và sống vui vẻ; cụ Bơ-men từ chỗ khỏe mạnh đến chỗ mất đi một cách đột ngột.
    Nghệ thuật xây dựng nhân vật cũng rất thành công. Ba nhân vật có cảnh ngộ gần gũi, nhưng mỗi người đều có tính cách riêng. Kết thúc bất ngờ, giàu ý nghĩa tạo dư âm sâu đậm trong lòng người đọc. Với kết cấu truyện đầy kịch tính, bất ngờ tác phẩm đã cho thấy tình yêu thương cao cả có ý nghĩa vô cùng to lớn, giúp con người vượt qua mọi khó khăn, trở ngại trong cuộc đời. Ngoài ra cũng thấy được giá trị của một tác phẩm nghệ thuật chân chính sinh ra là để phục vụ, vì cuộc sống con người.
    gửi bạn!

    Trả lời
  2. Trong tiết Ngữ Văn vào thứ 6 vừa qua, em có được học về văn bản Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam, là một mẩu truyển ngắn trong tập truyện Gió lạnh đầu mùa của ông. Lối viết truyện giàu cảm xúc, lời văn bình dị và đậm chất thơ của ông đã khiến cho câu truyện trở nên nhẹ nhàng, tình cảm, chan chứa nhiều cảm xúc. Câu chuyện có ý nghĩa nói về tình cảm thương yêu, sẻ chia của chị em Sơn trước cảnh đói nghèo của Hiên. Chính điều này đã gợi cho em về vấn đề tình cảm yêu thương, sự san sẻ của con người với con người.
    Theo em, sự san sẻ và tình thương yêu của con người với nhau là một điều hết sức quan trọng và cần thiết trong cá nhân. Yêu thương và chia sẻ là những tình cảm tốt đẹp khởi nguồn từ trái tim mỗi người để gửi trao đến những người thực sự cần trong cuộc sống. Sự yêu thương và chia sẻ trong xã hội được biểu hiện rất phong phú và đa dạng dưới nhiều hình thức. Có thể chỉ là một lời nói, có thể là những cử chỉ quan tâm, ân cần hay những hành động to lớn hơn. Tất cả được xuất phát từ tình thương, từ chữ tâm trong mỗi con người. Việc Sơn đã động lòng và thương xót cho hoàn cảnh của Hiên và sẵn sàng đưa cho Hiên chiếc áo kỉ vật của em mình cũng đã thể hiện được tính cách đó. Không chỉ một mình Sơn mà trong xã hội vẫn còn rất nhiều người giúp đỡ nhau thông qua các việc như : từ thiện; giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn; động viên, cổ vũ tinh thần những người đang chịu sự đau buồn, giày vò; …. Như ở miền Trung năm vừa rồi đã xảy ra lũ lụt kinh hoảng hay nhưng tâm điểm của dịch bệnh đã được người dân trên khắp đất nước VN động viên và từ thiện giúp chống chọi lại với những tại họa đó. Trong năm vừa qua, khi biết được tin miền Trung bão lũ em đã lấy số tiền tiết kiệm của mình để mua chút đồ gửi vào đó, của ít lòng nhiều thôi, nhưng em nghĩ những món đồ của em trong tình cảnh là hết sức quan trọng. Việc biết san sẻ và dành tình yêu thương cho những người thực sự cần đang dần bị mai một. Sự thờ ơ lạnh nhạt của con người, họ như những con gió lạnh lẽo lướt qua khiến thâm tâm của những người gặp nạn thêm phần cô độc và đáng sợ.
    Em mong thông qua câu truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” của Thạch Lam sẽ giúp mọi người hiểu thêm phần nào về tầm quan trọng của tình yêu thương và sự san sẻ trong cuộc sống. Ta có thể ko cần nhưng những con người ngoài kia thì rất cần.
    Đây là bài mình viết trên lớp nên ko hề copy nha.
    @leducminh1506

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới