Viết đoạn văn (khoảng 150 – 200 chữ) kể lại kỉ niệm của em đối với người thân trong gia đình. Đoạn văn có sử dụng ít nhất một

Viết đoạn văn (khoảng 150 – 200 chữ) kể lại kỉ niệm của em đối với người thân trong gia đình. Đoạn văn có sử dụng ít nhất một câu có nhiều vị ngữ một câu có sử dụng biện pháp nhân hóa
Ko chép mạng ạ
Mik sẽ vote 5*

2 bình luận về “Viết đoạn văn (khoảng 150 – 200 chữ) kể lại kỉ niệm của em đối với người thân trong gia đình. Đoạn văn có sử dụng ít nhất một”

  1. Mẹ của em là một người phụ nữ nông thôn bình thường như bao người khác. Nhưng tình thương của mẹ dành cho em thì lớn lao, vĩ đại vô cùng. Mỗi ngày mẹ lả người đưa đón em tới trường. Kỉ niệm em nhớ nhất cũng chính là vào một chiều mẹ chở về nhà sau khi tan học. Đó là một chiều có mưa dông rất lớn. Mẹ mặc chiếc áo mưa rộng vào người, rồi nhắc em chui vào vạt sau của áo mưa. Vì có mưa lớn nên không ai có thể đi nhanh, thành ra mọi người nhích từng chút một. Rõ là trời mưa lạnh lẽo, nhưng em thì cảm thấy ấm áp lắm. Bởi em đang được ngồi trong chiếc áo mưa, tay ôm lấy mẹ. Hơi ấm của mẹ khiến cả không gian chật hẹp trở nên ấm cúng lạ lùng. Có lẽ chính bởi vì có mẹ kề bên, mà bên trong chiếc áo mưa cũng có thể trở thành tổ ấm. Kề má lên lưng mẹ, em nhìn xuống mặt đường đang chạy nhanh vùn vụt. Những giọt nước mưa nghịch ngợm thi nhau gõ vào vạt áo mưa như đang muốn nói lời chào với em. Thỉnh thoảng, em lại hỏi mẹ xem đã đến đoạn đường nào rồi. Còn mẹ thì vẫn kiên nhẫn trả lời từng câu hỏi nhỏ ấy. Những lúc đừng đèn đỏ, mẹ sẽ quay đầu lại, quan tâm hỏi xem em có bị ướt chỗ nào không, có bị đau khi phải ngồi sát vào mẹ không. Sự dịu dàng trong những lời nói ấy khiến em cảm giác mình là đứa trẻ hạnh phúc nhất thế gian. Chính nhờ những kỉ niệm bình dị bên cạnh mẹ đó, mà em có cả một hành trang hạnh phúc để bước vào tương lai.
    – Câu có nhiều vị ngữ:
    • Mẹ mặc chiếc áo mưa rộng vào người, rồi nhắc em chui vào vạt sau của áo mưa.
    • Bởi em đang được ngồi trong chiếc áo mưa, tay ôm lấy mẹ.
    • Những lúc đừng đèn đỏ, mẹ sẽ quay đầu lại, quan tâm hỏi xem em có bị ướt chỗ nào không, có bị đau khi phải ngồi sát vào mẹ không.
    – Câu có sử dụng biện pháp nhân hóa: Những giọt nước mưa nghịch ngợm thi nhau gõ vào vạt áo mưa như đang muốn nói lời chào với em.

    Trả lời
  2. Trong cuộc đời, mỗi người chắc hẳn đều từng mắc lỗi, tôi cũng vậy. Khi còn nhỏ, không ít lần tôi đã khiến mẹ phải lo lắng. Đặc biệt, có một kỉ niệm mà tôi vẫn ấn tượng mãi. Năm học lớp sáu, tôi mải chơi nên rất lười học. Cô giáo chủ nhiệm đã phải gọi điện về cho bố mẹ để trao đổi. Những lúc ấy, mẹ đều nhẹ nhàng khuyên bảo tôi. Tôi chỉ nghe xong, xin lỗi mẹ và rồi cũng quên ngay sau đó. Một hôm, sau giờ học, nhóm bạn trong lớp rủ tôi đi chơi. Do mải chơi nên đến khi nhận ra thì cũng đã khoảng chín giờ tối. Tôi cảm thấy khá sợ và nhanh chóng đạp xe trở về nhà. Đến đoạn đường tối, tôi bỗng đâm phải một chiếc xe máy. Tôi bị ngã và cảm thấy chân tay đều rất đau. Đến khi tỉnh dậy, tôi đã ở trong bệnh viện và nhìn thấy mẹ ngồi bên. Tôi rất muốn cất tiếng xin lỗi mẹ nhưng không dám. Tôi nhìn vào đôi mắt của mẹ. Đôi mắt nói cho tôi biết rằng mẹ đã lo lắng và buồn bã thế nào. Tôi biết mẹ đã rất lo lắng cho mình. Mấy hôm sau, tôi được về nhà. Khi trở về, tôi thấy mẹ đang ở trong bếp cặm cụi nấu ăn. Tôi nhẹ nhàng đi vào, toàn những món mà tôi thích đang bày trên bàn ăn. Tôi chạy đến và ôm lấy mẹ, khẽ nói: “Con xin lỗi mẹ ạ!”. Mẹ quay lại, mỉm cười nhìn tôi và nói: “Không sao đâu con, chỉ cần con nhận ra lỗi lầm và chịu thay đổi là được!”. Lúc ấy, tôi chợt bật khóc. Tôi biết rằng mình đã khiến cho bố mẹ lo lắng rất nhiều. Từ kỉ niệm đó, tôi luôn cố gắng ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập. Tôi tự hứa sẽ khiến cho bố mẹ cảm thấy tự hào về tôi.

    Trả lời

Viết một bình luận