Ngày xưa, có 1 ng con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân thuộc giống rồng. Thần có sức khỏe vô địch, lại nhiều phép lạ. Thần giúp dân trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và ăn ở. Ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Nàng đến thăm vùng đất Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ. Hai ng gặp nhau, yêu nhau và trở thành vk ck.
Ít lâu sau Âu Cơ mang thai và sinh ra 1 cái bọc trăm trứng, nở ra trăm ng con, ng nào cũng đều hoàn hảo, đẹp lạ thường. Lạc Long Quân vốn quen sống ở dưới nc, nên thường xuyên trở về dưới thuỷ cung.
Âu Cơ ở lại nuôi đàn con, tháng ngày chờ đợi Lạc Long Quân trở lại, nhưng nỗi nhớ ck khiến nàng buồn tủi. Cuối cùng nàng gọi chồng lên than thở:
– Sao chàng đành bỏ thiếp mà đi, ko cùng thiếp nuôi đàn con nhỏ?
Lạc Long Quân nói:
– Ta vốn ở miền nước thẳm, nàng thì ở chốn núi cao. Nhiều điều khác nhau, khó mà ở cùng nhau 1 nơi được lâu dài đc. Nay ta đưa 50 con xuống biển, nàng đưa 50 con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Khi có việc j cần giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn, đây là giao ước của vk ck, con cái.
Âu Cơ ưng thuận. Trc khi đưa 50 con lên núi, nàng nói với ck:
– Thiếp xin nghe lời chàng. Vk ck ta đã sống với nhau thắm thiết, nay phải chia hai, lòng thiếp thật là đau xót.
Lạc Long Quân cũng cố nén nỗi buồn trong buổi chia li, chàng khuyên giải vk:
– Tuy xa nhau nhưng tình cảm đôi ta không hề phai nhạt, khi nào cần chúng ta lại gặp nhau.
Âu Cơ vẫn quyến luyến, rồi buồn bã nói:
– Thiếp rất nhớ chàng và thương các con, biết đến khi nào chúng ta mới gặp nhau.
Lạc Long Quân nắm chặt tay vợ, an ủi:
– Xa nàng và các con lòng ta cx đau lắm! Âu cũng là mệnh trời, mong nàng hiểu và cảm thông cùng ta.
Âu Cơ và các con nghe theo lời cùng nhau chia tay lên đường.
Lạc Long Quân và các con về nơi biển cả, Âu Cơ đưa các con về đất Phong Châu. Người con trưởng được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang. Cũng bởi sự tích này mà người Việt Nam ta đều luôn tự hào mik là dòng dõi con Rồng cháu Tiên
Trong những câu thuyện truyền thuyết đã em học,đã đọc qua. Em sẽ kể lại một câu truyện truyền thuyếtSỰ TÍCH HỒ GƯƠM.
Vào thời giặc Minh xâm lược ở nước ta, chúng coi nhân dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược. Bấy giờ ở vùng núi Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng, nhưng buổi đầu thế lực còn non yếu nên nhiều lần thất bại. Thấy vậy, đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn gươm thần để giết giặc.
Hồi ấy, ở Thanh Hóa, có một người làm nghề đánh cá tên là Lê Thận. Một đêm nọ, Thận thả lưới ở một bến vắng như thường lệ. Đến khi kéo lưới lên thấy nằng nặng, nghĩ rằng sẽ kéo được mẻ cá to. Nhưng khi thò tay vào bắt cá thì chỉ thấy một thanh sắt. Chàng vứt xuống sông, rồi lại thả lưới ở chỗ khác. Kì lạ thay, liên tiếp ba lần đều vớt được thanh sắt nọ. Thận liền đưa thanh sắt lại mồi lửa thì phát hiện ra đó là một thanh gươm.
Về sau, Thận gia nhập vào nghĩa quân Lam Sơn. Một lần nọ, chủ tướng Lê Lợi cùng tùy tùng đến thăm nhà Thận. Bỗng nhiên thấy phía góc nhà lóe sáng, Lê Lợi tiến đến gần xem là cầm lên xem là vật thì gì thì thấy hai chữ “Thuận Thiên”. Song lại không ai nghĩ đó là lưỡi gươm thần.
Một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng rút mỗi người một ngả. Lúc đi ngang qua một khu rừng, Lê Lợi thấy có ánh sáng trên ngọn cây đa. Ông trèo lên mới biết đó là một cái chuôi gươm nạm ngọc quý giá. Bỗng nhớ đến lưỡi gươm nhà Lê Thận, ông mang chuôi về tra vào lưỡi gươm thì vừa như in.
Một năm trôi qua, nhờ có gươm thần giúp sức, nghĩa quân của Lê Lợi đánh đến đâu thắng đến đó. Thanh thế ngày một vang xa. Quân Minh được dẹp tan. Lê Lợi lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Lê Thái Tổ. Vua cho cưỡi thuyền trên hồ Tả Vọng thì thấy Rùa Vàng nổi lên đòi lại thanh gươm thần:
– Việc lớn đã thành. Xin bệ hạ trả lại gươm báu cho đức Long Quân.
Sau khi nghe Rùa Vàng nói, Lê Lợi bèn đem gươm báu trả lại rồi nói:
– Xin cảm tạ ngài cùng đức Long Quân đã cho mượn gươm báu để đánh tan quân giặc, bảo vệ nước nhà.
Nghe xong, Rùa Vàng gật đầu rồi lặn xuống hồ. Từ đó, người dân đổi tên hồ Tả Vọng thành hồ Gươm hay còn gọi là hồ Hoàn Kiếm.
2 bình luận về “Viết một bài văn truyền thuyết”