Vui sao một sáng tháng năm
Đường về Việt Bắc lên thăm Bác Hồ
Suối dài xanh mướt nương ngô
Bốn phương lồng lộng thủ đô gió ngàn
Bác kêu con đến bên bàn
Bác ngồi Bác viết nhà sàn đơn sơ
Con bồ câu trắng ngây thơ
Nó đi tìm thóc quanh bồ công văn
Lát rồi, chim nhé, chim ăn
Bác Hồ còn bận khách văn đến nhà.
Bàn tay con nắm tay cha
Bàn tay Bác ấm vào da vào lòng
Bác ngồi đó, lớn mênh mông
Trời xanh biển rộng ruộng đồng nước non.
Bác Hồ cha của chúng con
Hồn của muôn hồn
Cho con được ôm hôn má Bác
Cho con hôn mái đầu tóc bạc
Hôn chòm râu mát rượi hòa bình! ( Sáng tháng năm Tố Hữu)
Câu 1: Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn thơ
Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên
Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau: Bàn tay con nắm tay cha Bàn tay Bác ấm vào da vào lòng
Câu 4: Từ đoạn thơ trên em rút ra cho mình những bài học cuộc sống gì?
Câu 5: Viết đoạn văn từ 12 đến 15 dòng ghi lại cảm xúc của em về đoạn thơ trên?
– Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là : Biểu cảm.
Câu 2 :
Nội dung chính của đoạn thơ trên :
– Bài thơ miêu tả khung cảnh và nêu lên những việc làm của Bác khi ở chiến khu Việt Bắc. Đồng thời cũng thể hiện tình cảm yêu mến, kính trọngcủa tác giả cũng như nhân dân Việt Nam dành cho Bác Hồ.
Câu 3 :
“Bàn tay con nắm tay cha/ Bàn tay Bác ấm vào da vào lòng.”
-> Biện pháp tu từ được sử dụng trong 2 câu thơ trên là : Ẩn dụ.
Tác dụng :
-> Trong câu thơ “Bàn tay con nắm tay cha” từ “cha” ở đây ý chỉ Bác Hồ,”Bàn tay Bác ấm vào da vào lòng”: thể hiện tình cảm của tác giả đối với Bác Hồ rộng lớn, thắm thiết như tình cảm của người con đối với người cha.
Câu 4 :
Từ đoạn thơ trên, em rút ra cho mình những bài học cuộc sống :
– Bài học 1 : Luôn biết ơn, tôn trọng những người đã có công lao bảo vệ đất nước.
– Bài học 2 : Sống ở đời phải biết thương yêu, giúp đỡ những người thân trong gia đình. Đặc biệt là bố mẹ (người đã sinh ra ta, nuôi nấng, dạy dỗ ta từ thuở vỡ lòng, cho ta ăn, cho ta học để ta trưởng thành và có được ngày hôm nay)
Câu 5 :
Bài thơ trên như những lời thì thầm kể chuyện, đưa ta về nơi Bác Hồ đã từng sinh sống – Việt Bắc. Đi cùng với thể thơ lục bát với giai điệu nhẹ nhàng, êm ả lại càng nổi bật lên cái ý nghĩa sâu xa hơn. “Suối dài xanh mướt nương ngô”, “Bốn phương lồng lộng thủ đô gió ngàn”, vẻ đẹp giản dị, mộc mạc pha thêm sự yên bình đến lạ kỳ giống như tâm hồn, tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại vậy. Biện pháp tu từ cũng được đưa vào bài thơ một cách khéo léo “Con bồ câu trắng ngây thơ”, những con chim chỉ biết bay, biết hát giờ đây đã mang một tâm hồn trong trắng, thuần khiết như lũ trẻ thơ. “Bàn tay Bác ấm vào da vào lòng” khiến em cảm nhận được sự trở che, ấm áp của Bác với tấm lòng vì nước vì dân. Qua đó, em càng thấm thía hơn về lời ca dao “Đố ai đếm hết vì sao/ Đố ai đếm được công lao Bác Hồ”, quả thật là vậy, công ơn của Bác đối với nhân dân ta dài như đường đời, rộng như mặt biển. Không phải ai cũng làm được một người như Bác Hồ, vì vậy ta cần phải biết được sự hi sinh, vất vả của Bác đối với dân bao la đến nhường nào. Bài thơ mang đến cho ta bài học rằng phải có lòng biết ơn, tôn trọng Bác cũng như thể hiện được tình cảm của nhân dân ta đối với Bác.
$#huyennguyen$