Ý nghĩa của câu chuyện”một cuộc gặp đầy xúc động” được trích trong cuốn sách chuyện kể bác hồ với học sinh của nhà xuất bản dân trí.
Nội dung:Tháng 3 năm 1963,Bác về thăm thành phố Hải Phòng.Lần trước,tháng 5 năm 1957,Bác cũng đã về thăm thành phố,cán bộ,nhân dân thành phố vẫn còn lưu giữ những ấn tượng đẹp đẽ,xúc động về Người.Lần này bác về,bác dành thời gian thăm thiếu nhi miền Nam,các cháu đang học tại trại Nhi đồng miền Nam.Bác đến,các cháu nhỏ vui mừng xúm xít quanh bác.Bác cười rất vui trong vòng vây của các cháu.Bác hỏi:
-Ở đây có vui không các cháu?
Các em đồng thanh đáp:
-Thưa bác,vui lắm ạ
Bác lại hỏi:
-Các cháu ăn có no không?
Dạ,no lắm ạ
Rồi bác lấy ra một gói kẹo to.Tay cầm gói kẹo,Bác nói với các cháu:
-Bây giờ Bác chia kẹo cho các cháu,cháu nào ngoan được 2 cái,cháu nào chưa ngoan thì được 1 cái thôi,các cháu có đồng ý không?
Các em vỗ tay,đồng thanh:
-Chúng cháu đồng ý ạ
Bác chia kẹo cho từng cháu,mỗi cháu hai cái.Đến lượt một em trai tên là Chí,bác đưa cho 2 cái kẹo nhưng em chỉ dám nhận có một cái.Bác hỏi:
-Sao cháu chỉ lấy có một cái?
-Dạ,thưa bác,cháu không vâng lời cô.Cháu không ngoan ạ.
Bác khen:
-Cháu biết nhận lỗi thế là ngoan rồi.Cháu vẫn được hai cái kẹo
Bác thăm trại lần này các cô phụ trách lại nhớ lần bác về Hải Phòng đến thăm một trường học sinh miền Nam.Lần ấy,nhiều cô xúc động đến ứa mắt.Bác đi thăm phòng truyền thống của trường.Đối với các em thì phòng truyền thống là một trong những trang sách hay nhất,có sức thuyết phục,vì đây có những hiện vật,những hình ảnh cụ thể,sống động.Bác nhìn từng bức ảnh,từng hiện vật.Bác dừng lại trước tấm ảnh chụp các em lúc còn bé-thời các em theo ba má tập kết ra miền Bắc-nay các em đã lớn lên,trở thành những học sinh ngoan ngoãn.Phòng truyền thống cũng trưng bày những tấm áo chính các má may cho các em từ tuổi ấu thơ.Có tấm áo thêu trên ngực câu thơ:
Áo này con giữ làm tin
Khi về đưa áo,mẹ nhìn nhận con.
Bác lại nhìn những tấm ảnh chụp một số em khi lớn lên trở thành những đoàn viên thanh niên,những chàng trai khỏe mạnh.Có tấm ảnh phía dưới ghi dòng chữ:
Phù sa đất Bắc nuôi con lớn
Càng vươn lên trong đội ngũ tiền phong.
Nhân bác ra thăm Hải Phòng lần này,lại nhớ đến một cuộc gặp của bác với anh Nguyễn Phú Soại và chị Nguyễn Khánh Phương,hai cán bộ của cơ quan đại diện Chính phủ các mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Hà Nội.
Chị Nguyễn Khánh Phương kể lại:
-Ngày 14 tháng 6 năm 1969,anh Nguyễn Phú Soại và tôi nhận được tin Bác cho biết Bác muốn gặp chúng tôi.Tôi vừa mừng vừa lo.Đúng 7h chúng tôi vào nhà Bác.Bác tiếp quản chúng tôi như những người thân trong trong gia đình.Tôi ngồi cạnh Bác và quạt cho Bác.
Bác thân mật nói:
-Hôm nay,Bác muốn gặp cô và chú để hỏi về tình hình các cháu học sinh miền Nam,Bác được báo cáo có một số cháu tiến bộ chậm.
Chúng tôi báo cáo với Bác về những cố gắng của bộ giáo dục,của thầy cô giáo các trường nhận dạy con em miền Nam và những cố gắng của phái đoàn chúng tôi về công tác này.Không những bác biết rõ về tình hình ăn học của các cháu mà còn nêu cho chúng tôi những cháu ngoan và cháu chưa ngoan.Bác dặn chúng tôi đại ý:
Nếu để tình hình này kéo dài thì ba má và gia đình các cháu đang chiến đấu ở miền nam sẽ kém yên tâm.Bác nhắc nhở rằng chúng tôi là những người thay mặt cho ba mẹ các cháu nên phải đặc biệt quan tâm,chăm sóc,giáo dục các cháu ngày càng tiến bộ.Bác nêu rõ trách nhiệm phải nuôi dạy các cháu tiến bộ vì bản chất của các cháu rất tốt,các cháu đều là những mầm non tương lai của đất nước.Việc dạy dỗ,nuôi dưỡng đòi hỏi phải có lòng thật sự yêu thương các cháu.
Nghe những lời dạy của bác , chúng tôi càng thấm thía tấm lòng yêu thương của bác đối với miền Nam,đối với tuổi trẻ của đất nước.Chị Nguyễn Khánh Phương kể tiếp:
-Qua vườn nhà bác,tôi nhìn thấy cây vú sữa đồng bào miền nam gửi tặng bác do tự tay bác ngày ngày vun bón đã dần lớn lên,cao qua mái nhà sànBác trông nom đến việc trồng cây cũng như bác quan tâm đến việc trồng người.Bác nói:Vì lợi ích mười năm phải trồng cây,vì lợi ích trăm năm phải trồng người.
1 bình luận về “Ý nghĩa của câu chuyện”một cuộc gặp đầy xúc động” được trích trong cuốn sách chuyện kể bác hồ với học sinh của nhà xuất bản”