(1) Ứng xử là thái độ, hành vi, lời nói thích hợp trong quan hệ giao tiếp giữa người với người, giữa người với thiên nhiên. T

(1) Ứng xử là thái độ, hành vi, lời nói thích hợp trong quan hệ giao tiếp giữa người với người, giữa người với thiên nhiên. Thuật ngữ văn hóa đặt trước ứng xử có nghĩa là tô đậm chiều cao phẩm chất, chiều rộng quan hệ của người ứng xử. Có con người là có cách ứng xử giữa họ với nhau, giữa họ với môi trường sống. Nhưng văn hóa ứng xử được hình thành từ khi văn minh phát triển ở một cấp độ nào đó nhằm diễn đạt cách ứng xử con người đối với thiên nhiên, đối với xã hội và đối với chính mình…

(2) Ở các nền văn hóa khác nhau có hệ chuẩn không giống nhau, nhưng vẫn có giá trị chung. Đó là sống có lý tưởng, trung với nước, hiếu với cha mẹ, tình thương đối với đồng bào, trung thực với bạn bè, giữ chữ tín trong mọi quan hệ. Trong văn hóa phương Đông, Khổng tử khuyên mọi người tu tâm dưỡng tín với sáu chữ: nhất nhật tam tĩnh ngô thân. Đối với người Nhật, nhân cách văn hóa được công thức hóa: thiện, ích, đẹp. Nước ta coi trọng mục tiêu giá trị: chân, thiện, mỹ. Ở châu Âu, người ta nói tính cách, khi bàn giá trị nhân cách tiêu biểu dân tộc. Tính cách Nga được thể hiện ở lòng đôn hậu, tình thủy chung, nghĩa cử quốc tế cao cả. Khẩu hiệu tri thức là sức mạnh được nhiều nước tư bản châu Âu viện dẫn và ảnh hưởng tới hành động đã mấy trăm năm. Bí quyết hàng đầu của người Do Thái là sự trọng học, đề cao vai trò của trí tuệ, tôn sùng học vấn và tài năng. Để con gái lấy được học giả, hoặc lấy được con người là học giả làm vợ thì không tiếc tài sản. Tuy nhiên, họ cũng coi tri thức mà thiếu thực tiễn chẳng khác nào chú lừa chỉ biết thồ trên lưng sách vở.
1.
Nêu thao tác lập luận chủ yếu được sử dụng ở đoạn (1) và đoạn (2)
2.
Theo tác giả, “ở các nền văn hóa khác nhau có hệ quy chuẩn không giống nhau nhưng vẫn có giá trị chung” là gì?
3.
Phân tích tính mạch lạc và liên kết trong đoạn văn
4.
Điều gì khiến em tâm đắc nhất trong đoạn trích

1 bình luận về “(1) Ứng xử là thái độ, hành vi, lời nói thích hợp trong quan hệ giao tiếp giữa người với người, giữa người với thiên nhiên. T”

  1. $\textit{* Lời giải và giải thích chi tiết + Trả lời :}$ 
    $1.$ 
    Thao tác lập luận chủ yếu được sử dụng ở đoạn $(1)$và đoạn $(2)$ là : sử dụng lý lẽ và luận điểm để lập luận . 
    $2.$ 
    Theo tác giả ,”ở các nền văn hóa khác nhau có hệ quy chuẩn không giống nhau nhưng vẫn có giá trị chung đó chính là lối sống lý tưởng chung ” là đúng. Bởi đó là lối sống lý tưởng , trung với nước , hiếu với cha mẹ ,tình thương đối với đồng bào , trung thực với bạn bè và giữ chữ tín trong mỗi mối quan hệ . Quả thật là như vậy ở trong các nền văn minh khác nhau họ vẫn có một cái chung nhất định họ đều hướng về những mặt phẩm chất đẹp đẽ của con người.
    $3.$
    Tính mạch lạc và liên kết trong đoạn văn là : 
    $+$ Sử dụng nhiều từ nối : nhưng ;… 
    $+$ Sử dụng nhiều từ thay thế : giá trị chung – Đó . ( đoạn $2$)
    $4.$
    Điều khiến em tâm đắc nhất trong đoạn trích đó chính là phẩm chất của con người . Đoạn trích phẩm chất của con người được đặt lên hàng đầu . Trong mọi mối quan hệ trong xã hội , bất cứ hoàn cảnh nào phẩm chất của con người cũng được đặt là ưu tiên . Thế mới có câu ” Tiên học lễ , hậu học văn ” , trước hết ta cần học lễ nghi , phẩm chất , đạo đức của con người , cách hành xử sao cho phù hợp . Các hành vi ấy nghe rất chi là đơn giản . Nhưng cũng phải học bởi học kiến thức có thể ta có thể học đến năm cấp ba lớp 12 nhưng học về mặt phẩm chất có lẽ ta phải học cả đời .
    $#thomnguyen4116$ 
    Chúc bạn học tốt !!

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới