BÀI THUYẾT GIẢNG Tại một ngôi làng nhỏ, có một vị giáo sư thường đến nói chuyện về cuộc sống, về đồng bào vào mỗi ngày chủ nh

BÀI THUYẾT GIẢNG
Tại một ngôi làng nhỏ, có một vị giáo sư thường đến nói chuyện về cuộc sống, về đồng bào vào mỗi ngày chủ nhật. Ngoài ra, ông còn tổ chức nhiều hoạt động cho những cậu bé trong làng cùng chơi.Nhưng đến một ngày chủ nhật nọ, một cậu bé, vốn rất chăm chỉ đến nghe nói chuyện bỗng nhiên không đến nữa. Nghe nói cậu ta không muốn nghe những bài nói chuyện tầm xàm và cũng chẳng muốn chơi với những cô cậu bé khác nữa.Sau hai tuần, vị giáo sư quyết định đến thăm nhà cậu bé. Cậu bé đang ở nhà một mình, ngồi trước bếp lửa. Đoán được lý do chuyến viếng thăm, cậu bé mời vị giáo sư vào nhà và lấy cho ông một chiếc ghế ngồi bên bếp lửa cho ấm. Vị giáo sư ngồi xuống nhưng vẫn không nói gì. Trong im lặng, hai người cùng ngồi nhìn những ngọn lửa nhảy múa.Sau vài phút, vị giáo sư lấy cái kẹp, cẩn thận nhặt một mẩu than hồng đang cháy sáng ra và đặt riêng nó sang bên cạnh lò sưởi. Rồi ông ngồi lại xuống ghế, vẫn im lặng. Cậu bé cũng im lặng quan sát mọi việc. Cục than đơn lẻ cháy nhỏ dần, cuối cùng cháy thêm được một vài giây nữa rồi tắt hẳn, không còn đốm lửa nào nữa. Nó trở nên lạnh lẽo và không còn sức sống.Vị giáo sư nhìn đồng hồ và nhận ra đã đến giờ ông phải đến thăm một người khác. Ông chậm rãi đứng dậy, nhặt cục than lạnh lẽo và đặt lại vào giữa bếp lửa. Ngay lập tức, nó bắt đầu cháy, tỏa sáng, lại một lần nữa với ánh sáng và hơi ấm của những cục than xung quanh nó. Khi vị giáo sư đi ra cửa, cậu bé chủ nhà nắm tay ông và nói:
– Cảm ơn bác đã đến thăm, và đặc biệt cảm ơn bài nói chuyện của bác. Tuần sau cháu sẽ lại đến chỗ bác cùng mọi người.
Câu 1 : Trước khi vị giáo sư đến thăm nhà, cậu bé là người thế nào?
Câu 2 : Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 3 : Từ câu chuyện trên em hãy rút ra thông điệp mà em tâm đắc.

2 bình luận về “BÀI THUYẾT GIẢNG Tại một ngôi làng nhỏ, có một vị giáo sư thường đến nói chuyện về cuộc sống, về đồng bào vào mỗi ngày chủ nh”

  1. Câu 1:
    Câu bé vốn rất chăm chỉ vẫn đến nghe nói chuyện bỗng không đến nữa vì cho rằng không muốn nghe những bài nói tầm xàm và cũng chẳng muốn chơi với mấy cô cậu bé khác nữa:lối sống khép kín, cá nhân, cô độc.
    Câu 2:
    Phương thức biểu đạt chính:Tự sự(vì là 1 câu chuyện)
    Câu 3:
    Qua văn bản bài thuyết giang,em rút ra 1 thông điệp vô cùng ý nghĩa,1 bài học quý giá cho đời: Khi chúng sống cô độc, khép kín, tách khỏi tập thể, cộng đồng, cá nhân sẽ đẩy mình đến chỗ tự diệt chính bản thân mình. Chỉ khi hòa nhập,bước vào thế giới xã hội rộng lớn với mọi người để cùng nhau sống, cùng nhau nỗ lực,phấn đấu, cá nhân chúng ta mới tìm thấy niềm vui thực sự, phát huy được năng lực, sở trường, sức mạnh của chính mình, mới thực sự sống và sống một cách có ý nghĩa.

    Trả lời
  2. Câu 1 : 
    – Trước khi vị giáo sư đến thăm nhà , câu bé là người không hề muốn làm bạn hay chơi với bất kì ai , lối sống cá nhân , cô độc và khép kín .
    Câu 2 : 
    – Phương thức biểu đạt chính của văn bản : Tự sự
    Câu 3 : 
    – Thông điệp rút ra rừ câu chuyện : Khi ta tách riêng khỏi tập thể, cộng đồng sẽ trở nên vô ích và tự diệt. Chỉ khi hòa mình vào với mọi người để cùng nhau sống, cùng nhau cố gắng, đoàn kết ,cá nhân mới tìm thấy niềm vui, phát huy được năng lực, sở trường, sức mạnh của chính mình.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới