bài văn nghị luận suy nghĩ của em về câu tục ngữ “Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một

bài văn nghị luận suy nghĩ của em về câu tục ngữ “Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” làm giúp mik phần mở rộng với ạ lm như dàn ý mình cho bên dưới nhé
Mở rộng: ​
+ Tuyệt đối đừng biến sự giúp đỡ của mình thành lòng thương hại với người khác. ​
+ Không biến sự đoàn kết trở thành sự bao che, dung túng cho những điều xấu xa, tội lỗi. ​
=> Cần biết nhận thức đúng về tình yêu thương, tinh thần đoàn kết. ​

1 bình luận về “bài văn nghị luận suy nghĩ của em về câu tục ngữ “Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một”

  1. Giải đáp+Lời giải và giải thích chi tiết:
    Những câu hát rùa ơi từ thuở nằm nôi theo ta lớn lên từng ngày.Những câu ca dao,tục ngữ,bài hát ru,… là bài học về lẽ sống đẹp đẽ được chưng cất qua lớp lớp thế hệ cha ông.“Bầu ơi thương lấy bí cùng,tuy rằng khác giống nhưng chung một gian …”Câu ca dao xưa đã thành bài hát ngân nga khắp nơi nơi như một lời nhắn nhủ những người dân nước Việt hãy giữ vững truyền thống thương yêu đùm bọc lẫn nhau trong cuộc sống.
    Câu ca dao mượn chuyện bầu bí để nói chuyện con người,chuyện cuộc đời.Ông cha ta đã cho con cháu một lời khuyên chân thành,kín đáo mà thiết tha,tếnhị.“Bầu và bí”là hai loài cây được trồng nhiềuởnông thôn Việt Nam.Ngườidân có thể trồng bầu và bí trên cùng một giàn,dây leo của chúng quấn quýt rất khó để phân biệt,khiến cho giàn cây ngày càng xum xuê,xanh tốt,đẹp đề.
    Dân tộc Việt Nam gồm năm mươi tư dân tộc anh em,cũng như những loài cây quấn quýt bên nhau trên dải đất hình chữ thân thương.Họ cùng nhau sinh sống,lao động,chiến đấu,nâng đồ lẫn nhau khi gặp khó khăn.Đó là một truyền thống vô cùng cao đẹp.
    Những cảnh ngộ chung,những nét giống nhau đã làm nên mối quan hệ ràng buộc,gắn bó,là cơ sở để gần gũi,cảm thông.Và chính vì cái chung ấy mà mỗi người phải biết thương yêu đùm bọc,nhường nhịn sẻ chia để công việc chung được tốt đẹp,cảnh ngộ chung được cải thiện,hạnh phúc chung được giữ vững.Không ai có thể sống riêng lẻ,tách biệt vì tình thương làm cho con người gắn bó với nhau hơn và cuộc sống của mỗi người sẽ tốt đẹp hơn.
    Truyền thống yêu thương và đoàn kết đã được khẳng định bởi những minh chứng trong suốt chặng đường lịch sử Việt Nam.Hệ thống đê điều vĩ đại đồng bằng Bắc bộ là bằng chứng hùng hồn cho truyền thống lâu đời,cao đẹp đó.Người dân lao động xưa còn gắn bó với nhau trong tình làng nghĩa xóm,“bán anh em xa,mua láng giềng gần”,hay“hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau”.
    Truyền thống yêu thương,đoàn kết còn được bộc lộ rõ nhất khi Tổ Quốc lâm nguy,khi giặc ngoại xâm giày xéo mảnh đất thân thương,gieo tội ác xuống đời thanh bình của nhân dân.Khi đó,sức mạnh để ta thắng giặc chính là sức mạnh kết thành một khối của cả dân tộc. Từ quá khứ đến hiện đại,con người Việt Nam vẫn thể hiện được tínhthần tương thân tương ái.Ngày nay,trong công cuộc xây dựng cuộcsống mới,tinh thần”bầu ơi thương lấy bí cùng”ấy vẫn được phát huy trong mọi hoàn cảnh.Mỗi khi miền Bắc,miền Trung hay miền Tây Gặp thiên tai,thì ở khắp nơi lại dậy lên những phong trào”lá lành đùm lá rách”,hỗ trợ đồng bào vượt qua phút khó khăn,thử thách.Cũng nhờ đó,nhiều người cơ nhỏ bất hạnh được hỗ trợ,có cơ hội tìm được bình yên và hạnh phúc cho mình:
    “Nhiễu điều phủ lấy giá gương
    Người trong một nước phải thương nhau cùng”
    Cũng như ý nghĩa cao đẹp đó, nhưng một số người vẫn còn nhận thức sai về ý nghĩa đằng sau nó, trao những sự thương hại cho người khác mà họ cho là sự giúp đỡ. Không một ai muốn được nhận sự thương hại từ người khác mà chỉ mong họ giúp đỡ ta từ những cái chân thành nhất, không phải làm để cho có.  
    Những mặt khác trong xã hội, còn có những suy nghĩ rằng bao che, dung túng những điều xấu xa cho người khác lại là sự giúp đỡ, đoàn kết. Giúp đỡ, đoàn kết ở đây là phải theo cái thiện, cái tối không phải đoàn kết, giúp đỡ như thế nào cũng tốt. Mà ta hãy biết và hiểu nhiều ơn câu tục ngữ, ý nghĩa sâu xa, nhưng gần gũi của ông cha ta
    Kế thừa truyền thống tốt đẹp đó,thế hệ trẻ hôm nay hãy cố gắng phát huy tinh thần tương thân tương ái,đoàn kết giúp đỡ nhau.Phải biếnnhững tình yêu thành hành động cụ thể để giúp cho đất nước ngày càng phát triển.Đặc biệt là học sinh,sinh viên cần biết giúp đỡ nhau trong học tập,cuộc sống.Giúp đỡ người khác cũng là giúp đỡ bản thân mình.
    Xã hội ngày càng phát triển,nhiều giá trị đạo đức dần bị mai mốt.Chính vì vậy,mỗi người cần ghi nhớ bài ca dao trên như một lời nhắc nhở để luôn biết sống yêu thương.Bởi như vậy,cuộc sống mới trở nên tốt đẹp hơn.
    #NHATNGUYEN
    *Đừng quên vote 5 sao + TLHN để giúp mình có thêm động lực nhé! Chúc bạn học tốt ạ!*

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới