biện pháp tu từ sử dụng trong câu Một mặt ngừi bằng mười mặt của
biện pháp tu từ sử dụng trong câu
Một mặt ngừi bằng mười mặt của
2 bình luận về “biện pháp tu từ sử dụng trong câu Một mặt ngừi bằng mười mặt của”
Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu tục ngữ trên là: so sánh ( một mặt người – mười mặt của)
Hoán dụ : một mặt người
Tác dụng: so sánh một mặt người bằng mười mặt của để làm nổi bật, đề cao giá trị của con người , giúp người đọc hiểu ra rằng câu tục ngữ này khuyên ta nên biết quý trọng con người vì tính mạng con người quan trọng hơn tiền của. Của cải vật chất có thể làm lại được còn tính mạng con người thì không. Vì vậy, biện pháp tu từ giúp làm nổi bật thêm ý Nghĩa, bài học sâu sắc của các câu tục ngữ muốn nói tới.
+Hoán dụ: “Một mặt người” dùng để chỉ con người ->dùng bộ phận để chỉ cái toàn thể.
+So sánh: Một mặt người – mười mặt của -> so sánh ngang bằng.
=>Tác dụng: Nhắc nhở con người phải biết quý trọng bản thân, không nên vì của cải mà ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng mình. Của cải vật chất là vật ngoài thân, tính mạng là vô giá. Của cải mất đi nhưng người còn thì vẫn sẽ làm ra được. Qua đó, đề cao giá trị con người, phê phán lối sống chạy theo vật chất. Phép tu từ giúp câu văn trở nên hấp dẫn, bộc lộ chiều sâu và mang một thông điệp đầy ý nghĩa.
2 bình luận về “biện pháp tu từ sử dụng trong câu Một mặt ngừi bằng mười mặt của”