c/m: “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là truyền thống đọa lí tốt đẹp của ndan ta
c/m: “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là truyền thống đọa lí tốt đẹp của ndan ta
1 bình luận về “c/m: “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là truyền thống đọa lí tốt đẹp của ndan ta”
kho tàng ca dao tục ngữ của việt nam rất phong phú và đa dạng. Những câu ca dao tục ngữ đó luôn mang một ý nghĩa sâu sắc, dễ hiểu, và luôn mang một lời khuyên dành cho thế hệ sau này. Đặc biệt hơn hết là câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Đó là đạo lí về lòng biết ơn của nhân dân ta-một truyền thống tốt đẹp.
Vậy “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là gì? Xét theo nghĩa đen, khi chúng ta ăn một quả táo hay một quả xoài ngon ngọt thì phải nhớ nguồn gốc của nó, công lao của những người đã tạo ra nó cho chúng ta thưởng thức. Còn xét theo nghĩa bóng,”quả” là thành quả mà con người hưởng thụ; “kẻ trồng cây” là những người đã tạo ra thành quả cho chúng ta hưởng thụ. Nó luôn có mỗi quan hệ khắng khịt với nhau và là đạo lí về lòng biết ơn của người hưởng thụ thành quả và người tạo ra thành quả.
Như các bạn có thể thấy, khi bạn vào bất cứ một nhà nào, dù giàu sang hay nghèo khó thì đều có môt bàn thờ gia tiên. Tuy chỉ có một bát nhang hay một bát nước nhưng con cháu đã gửi gắm vào đấy tấm lòng thành kính , chân thành để tưởng nhớ tới tổ tiên của mình.
Trải qua hơn 4000 năm lịch sử hào hùng, dân tộc ta đã phải đương đầu với hàng chục đạo quân tàn bạo bậc nhất thế giới. Biết bao nhiêu sương máu đã đổ xuống để dành lại độc lập tự do, chủ quyền dân tộc. Vì vậy, trên khắp đất nước việt nam, đâu đâu cũng thấy đền miếu, chùa và đài tưởng niệm để ghi nhớ công ơn của những vị anh hùng liệt sĩ đã cống hiến và hy sinh cho Tổ quốc. Đó là lòng biết ơn của nhân dân ta.
Bên cạnh đó, nó còn được thể hiện qua một số ngày lễ lớn như: Giỗ tổ Hùng Vương mùng 10/3 để tưởng nhớ những vị vua Hùng đã có công giữ và dựng nước; ngày 8/3 để tôn vinh người phụ nữ việt nam hay ngyaf 20/11 để tr lòng biết ơn đến các thầy cô giáo dạy dỗ chúng ta nên người;….
lòng biết ơn của nhân dân ta là thế đấy. Tuy nhiên vẫn còn một số người lại không có lòng biết ơn. Họ cho rằng những gì họ nhận được là lẽ thường tình và không có gì đáng ngạc nhiên cả. Thật đáng chê trách.
Là học sinh, phải hiểu được câu tục ngữ trên sao cho đúng. Đối với cha mẹ, ông bà, chúng ta phải hết lòng yêu thương kính trọng. Còn đối với thầy cô, chúng ta cần ngoan ngoãn lễ phép và chăm chỉ học thật giỏi.
Tóm lại, câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trông cây” chính là đạo lí làm người mà chúng ta nên khắc ghi, bài hcj về sự biết ơn mà ôn cha ta đã nhắn nhủ cho thế hệ sau này. Chúng ta cần học tập, rèn luyện và phát huy phẩm chất đó. Hãy luôn giữ vững tâm hồn, thể hiện thái độ biết ơn với những gì chúng ta đã nhận được nhé
1 bình luận về “c/m: “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là truyền thống đọa lí tốt đẹp của ndan ta”