Cảm nhận về khổ thơ cuối trong bài ” Tiếng gà trưa ” của Xuân Quỳnh bằng 15-20 câu [ đừng để ý đ cứ làm ik ai hay và đủ số lư

Cảm nhận về khổ thơ cuối trong bài ” Tiếng gà trưa ” của Xuân Quỳnh bằng 15-20 câu
[ đừng để ý đ cứ làm ik ai hay và đủ số lượng câu tui cho hn nka hoặc đủ số lg câu nhưng đừng quá xơ xài ]
ko spam/coppy nha
có thể tham khảo qua mạng để vt nhưng ko đc bê cả bài của người ta vào ctl nếu ko toi cắm cờ đỏ nka[ từ ngữ của bài làm trên mạng tối đa là 60% trong ctl ]
hạn nộp muộn nhất là 21h30′

1 bình luận về “Cảm nhận về khổ thơ cuối trong bài ” Tiếng gà trưa ” của Xuân Quỳnh bằng 15-20 câu [ đừng để ý đ cứ làm ik ai hay và đủ số lư”

  1. Khổ cuối là lời tâm sự chân thành của người chiến sĩ trẻ trên đường ra tiền tuyến gửi về người bà kính yêu nơi hậu phương . Tiếng gà trưa của quê hương gợi hình ảnh cuộc sống ấm no của quê hương . Nó đánh thức tình cảm bà cháu , tình cảm gia đình , quê hương . Nó đã nâng bước chân của người chiến sĩ trên đường hành quân : ” Mang bao nhiêu hạnh phúc ” . Với biện pháp điệp từ ” Vì ” được nhắc lại 4 lần trong khổ thơ cuối đã giúp người đọc hiểu rõ mục đích chiến đấu vô cùng ý nghĩa của người chiến sĩ . Người chiến sĩ ra trận chiến đấu vì những điều vô cùng thiêng liêng và cao cả : vì tổ quốc , quê hương , xóm làng . Nhưng cũng vì những điều hết sức giản dị , gần gũi và thân thuộc : vì bà , vì ổ trứng hồng của tuổi thơ . Nghệ thuật điệp từ ” Tiếng gà trưa ” được nhắc lại 3 lần trong bài thơ có tác dụng kết nối các đoạn thơ . Điểm nhịp cho từng cảm xúc : mỗi lần âm thanh tiếng gà trưa vang lên là 1 kỉ niệm tuổi thơ ùa về trong tâm trí tác giả . Điều đó giúp vun đắp và là động lực người chiến sĩ có thêm sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn , thử thách . Tình quê hương khiến người chiến sĩ trẻ thổn thức tấm lòng , rời bỏ quê nhà ra chiến đấu ở chiến trường gian nan , khốc liệt .
    Tất cả được bắt nguồn từ tình cảm chân thực, giản dị chân chất và mộc mạc nơi quê hương, nó đã vun đắp tình yêu và là động lực để người chiến sĩ vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, thử thách để chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. Tiếng gọi “Bà ơi!” vang lên như một tiếng nấc nghẹn ngào của một đứa cháu nhỏ, tiếng gọi ấy ngân dài trong nỗi nhớ bà, và nhớ quê nhà. Có thể thấy tác giả là một người rất yêu thương và kính trọng bà, chấp nhận mọi gian khổ để bảo vệ bình yêu cho bà, giữ nguyên vẹn những kỉ niệm tuổi thơ về tiếng gà cục tác. Chính tiếng gà “cục tác” đã gợi nhớ và nhắc nhở, thôi thúc cho người chiến sĩ trẻ chiến đấu bằng mọi giá để bảo vệ bình yên đất nước, thanh bình cho quê hương . Với giọng thơ nhẹ nhàng, tâm tình sâu lắng và gần gũi, mộc mạc, khổ cuối bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh đã cho ta thấm thía được tình yêu quê hương, đất nước của tác giả. Đồng thời thể hiện mục đích và ý chí quyết tâm chiến đấu của người chiến sĩ trẻ.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới