Câu 1: Em hãy viết một đoạn văn ngắn 5-7 câu, nêu cảm nhận của em về sự kì diệu của “Ca Huế trên sông Hương”
Câu 2: Viết bài văn nghị luận giải thích câu ca dao
” Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống, nhưng chung một giàn”
KO CHÉP MẠNG Ạ, mn giúp em với ạ :(?
Đọc câu ca dao, chắc hẳn chúng ta ai cũng muốn biết bầu và bí có quan hệ như thế nào? Bởi không phải ngẫu nhiên mà ông cha ta lại mượn hình ảnh bầu và bí để để tượng trưng cho người, cho dân tộc. Như ta đã biết, bầu là một loại cây dây leo, lá nhỏ, xen vào là những bông hoa màu trắng xinh xinh. Quả bầu cũng dài hơn so với quả bí. Còn bí thì khác, tuy cũng là một loại cây dây leo nhưng lá nhám hơn, hoa bí vang sắc vàng tươi rực rỡ, quả bí tròn. Tuy rằng khác nhau về màu hoa, quả nhưng chúng đều thuộc họ dây leo, được trồng trên một mảnh đất, cùng sống chung trên một giàn che – ngôi nhà của chúng. Bầu và bí sống tựa vào nhau, cùng nhau phát triển xanh tốt, ra hoa kết trái. Từ hình ảnh ẩn dụ bầu và bí, ông cha ta muốn nói đến mối quan hệ giữa người với người trong cuộc sống, khuyên ta phải biết yêu thương đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau nhất là trong những lúc khó khăn, hoạn nạn. Người trong một nước phải biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. Bởi vì sống trong một nước chúng ta là những người có chung một nguồn gốc lịch sử, cùng chung tiếng nói, chung một phong tục, tập quán …. Đặc biệt là chúng ta cùng được sinh ra từ bọc trong trứng của mẹ Âu Cơ. Vậy thì chúng ta có khác gì anh em trong một nhà, cho nên phải biết yêu thương đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau. Nỗi đau của người này cần người khác chia sẻ, động viên ; niềm vui của người này cần được người kia đồng cảm nhân lên. Hơn nữa, mỗi con người không thể tách mình ra khỏi cộng đồng, xã hội mà cần có sự quan tâm, giúp đỡ người khác. Cuộc sống với biết bao biến động thâm trầm, mỗi con người là một phần tử của xã hội, không thể sống đơn độc, riêng lẻ được mà phải biết nương tựa vào nhau, san sẻ, giúp đỡ lẫn nhau. Là con người không ai có thể dững dưng trước nỗi đau của đồng loại. Mình giúp người khác khi có điều kiện thì người khác sẽ giúp lại mình lúc gặp khó khăn. Chỉ có đoàn kết, yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau mới tạo nên sức mạnh giúp ta vượt qua mọi gian nan, thử thách và đó cũng là nguyên nhân cơ bản dẫn đến thăng lợi. Mặt khác tình yêu thương đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau đã trở thành truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc, ta từ bao đời nay. Nhờ có tinh thân tương thân, tương ái mà dân tộc ta đã vượt qua biết bao gian khổ, thăng trầm. Từ lúc dựng nước, giữ nước, đoàn kết yêu thương nhau trong chiến đấu , trong thiên tai, lũ lụt. Song cũng cần nhận thức rằng tình yêu thương,đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau phải xuất phát từ lòng chân thành, tự nguyện thì đó mới là cao đẹp. Trong thực tế, nhân dân ta đã thực hiện truyền thống đạo lý này ở mọi nơi, mọi lúc. Trận lũ kinh hoàng xảy ra ở khắp các tỉnh miền trung. Cũng như các đợt rét kéo dài, lũ quét ở các tỉnh vùng núi phía Bắc đã gây ra biết bao thiệt hại về người và tài sản của nhân dân. Thế nhưng nhờ yêu thương đùm bọc lẫn nhau, những người bị thiệt hại cũng phần nào giảm nhẹ được mất mát, đau thương. Hay biết bao nhiêu nạn nhân chất đọc màu da cam, những con người tàn tật, bệnh hiểm nghèo… Phải rơi vào cảnh nghèo nàn, túng quẩn nhưng nhờ tấm lòng hảo tâm, sự san sẻ , giúp đỡ mà họ đã khắc phục được những khó khăn. Chính nhờ sự đùm bọc ấy đã xoa dịu được nỗi đau cho những người tàn tật. Ngay ở trường học chúng ta, cái tình cảm thiêng liêng ấy đã được thể hiện ở những phong trào do liên đội phát động thiết thực và ý nghĩa như: áo ấm tặng bạn mùa đông, giúp bạn vui xuân, đàn gà khăn quàng đỏ, phong trào mua tăm tình thương…. Sự đùm bọc yêu thương đó đã làm cho con người với con người hiểu rằng yêu thương sẽ được người khác yêu thương và quý trọng , đồng thời tình yêu thương là cơ sở để xây dựng một xã hội văn minh hạnh phúc.