Câu 1:Viết đoạn văn 5-7 câu nêu suy nghĩ của em về nội dung của đoạn trích trên “Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông

Câu 1:Viết đoạn văn 5-7 câu nêu suy nghĩ của em về nội dung của đoạn trích trên
“Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X. thuộc phủ X. xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất.
Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm”.

2 bình luận về “Câu 1:Viết đoạn văn 5-7 câu nêu suy nghĩ của em về nội dung của đoạn trích trên “Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông”

  1. Đoạn văn thuộc phần đầu của truyện Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn. Nhà văn đã đưa ra các yếu tố cụ thể về không gian, thời gian và tình cảnh thực tại đang xảy đến. Cách gọi của Phạm Duy Tốn: làng X, phủ X giúp ta hiểu rằng đây không phải một làng nào cụ thể cả. Nhưng đồng thời, tái hiện khugn cảnh thê lương của những người nông dân trong công cuộc hộ đê, nhà văn đã phản ánh một hiện thực chua xót với nhân dân. Hình ảnh liệt kê trong đoạn trích cho bạn đọc cảm nhận được những nhọc nhằn, vất vả của họ. Thiên nhiên khắc nghiệt làm người nông dân khổ cực vô cùng. Nhưng chua xót của người dân trong xã hội ấy chẳng dừng lại ở đó. Mở đầu bằng một đoạn văn đầy hiện thực, ta càng chua xót cho tình cảnh, số phận của hàng nghìn con người vất vả, nhọc nhằn.
     học giỏi

    Trả lời
  2. ”sống chết mặc bay”là bông hoa đầu mùa của truyện ngắn hiện đại Việt Nam,trong đó đoạn trích trên cho ta nhiều ấn tượng sâu sắc.Mở đầu văn bản,bằng ngòi bút xắc sảo và đậm nét hiện thực tác giả đã khắc họa lại bối cảnh lầm than,cơ cực của người dân trong việc giữ và bảo vệ đê.Tác giả đã cho ta thấy tình cảm thảm thương của người dân trước tình cảnh”nghìn cân treo sợi tóc”.Những hình ảnh dân phu nào là cuốc,nào thì đội đất,vác tre ;Họ cố gắng hết sức để giữ lấy con đê đang bị thẩm lậu.Dân phu thì mặc sức bão lũ vẫn cố gắng bảo vệ đê nhưng nước cứ càng chảy siết,mưa thì tầm tã.Qua đoạn văn trên cho ta thấy cuộc sống nhân dân trong chế độ nửa phong kiến vô cùng cực khổ, hình ảnh ấy cho ta cảm nhận được sự thương cảm của tác giả trước hoàn cảnh thống khổ của nhân dân phong kiến xưa.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới