Câu 2(10.0 điểm) : Hoài Thanh nhận xét: « Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tìn

Câu 2(10.0 điểm) :
Hoài Thanh nhận xét: « Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có. Bằng trải nghiệm qua truyện ngắn Bầy chim chìa vôi, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
(giúp mình nhé ạ! mình cần gấp!!!)

2 bình luận về “Câu 2(10.0 điểm) : Hoài Thanh nhận xét: « Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tìn”

  1. muôn vẻ với bao bất ngờ và cũng có lúc thật bay bổng như một câu chuyện cổ thần tiên. Và văn chương đã góp một phần không nhỏ vào cái thế giới phong phú, nhiều màu sắc này. Vì vậy mà tác giả hoài thanh từng viết : “ Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có” . Bài thơ bánh trôi nước của hồ xuân hương càng chứng minh rõ điều đóHoài thanh viết : ” văn chương gây cho ta những tình cảm ta ko có ” đúng là như vậy trước khi đọc văn chương , những tc đó chưa xuất hiện . sau khi đọc văn chương nó giúp ta khơi gợi tiếp thu những tình cảm cao đẹp mới mẻ , những nét ứng xử tinh tế , những bài học giúp ta thêm giàu đẹp tâm hồn . Văn chương là tiếng nói của tình cảm con người, nó khơi dậy trong mỗi người những tình cảm sẵn có nhg nó cũng gây cho ta những tình cảm ta chưa có. Đó là lòng vị tha, sự đồng cảm, là khát vọng cống hiến, hy sinh…Văn chương nhen nhóm, làm nảy nở và tạo ra những tình cảm đó. Suy cho cùng lời nhận định: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có” của tác giả Hoài Thanh là hoàn toàn đúng đắn . ko chỉ vậy văn chương còn luyện cho cta những tình cảm ta sẵn có . văn chương bồi đắp thêm tình cảm, giúp ta nhận thức sâu sắc hơn vấn đề để ta biết suy nghĩ, ý thức về mình, về những tình cảm mình đã có để cho tình cảm ấy sâu sắc hơn, cao đẹp hơn.Cta hãy đối chiếu câu nói của Hoài thanh vào bài thơ : ” bánh trôi nước ” của nữ thi sĩ hồ xuân hương . trước hết bài thơ đã bồi đắp cho ta những tình cảm mà ta sẵn có . bài thơ lấy đề tài thật bình dị dân dã gần gũi . Qua hình ảnh chiếc bánh trôi, bài thơ gửi gắm chủ đề về người phụ nữ trong xã hội phong kiến – một chủ đề quen thuộc của văn học trung đại Việt Nam (vẻ đẹp và thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến).Bánh trôi nước là một bài thơ vịnh vật tài tình, tả chính xác chiếc bánh trôi đồng thời còn khơi gợi những liên tưởng sâu xa. đầu tiên bài thơ là tniềm kiêu hãnh, tự hào của tác giả về vẻ đẹp ngoại hình, đặc biệt là ngợi ca, khẳng định vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất của người phụ nữ : ” thân em vừa trắng lại vừa tròn ” Bên cạnh đó bài thơ cũng làm người đọc xúc động, thương cảm sâu sắc về thân phận chìm nổi, đắng cay, bất hạnh, phụ thuộc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến bất công. trong xã hội đó người phụ nữ ko được coi trọng , số phận bấp bênh chìm nổi ” bày nổi ba chìm ” . số phận người phụ nữ luôn bị vùi dập và sự cảm thông đã xuất hiện trong chúng ra đúng như hoài thanh nhận xét . Bên cạnh những tình cảm vốn có qua đọc tác phẩm nó dần hiện ra trong tâm tư tình cảm cảm xúc của cta bài thơ còn gợi mở ra biết bao tình cảm mà ta ko cóHồ xuân hương cùng với tác phẩm bánh trôi nưới đã giúp chúng ta hiểu thêm về xã hội phong kiến xưa – một xã hội trọng nam khinh nữ, nơi mà phụ nữ luôn bị coi thường , bị vùi dập , số phận của họ thì hẩm hiu , phải số lệ thuộc vào người khác : ” Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn” . Từ đó, khơi gợi trong lòng người đọc niềm căm phẫn, thái độ tố cáo xã hội đầy rẫy những bất công tàn bạo đã chà đạp lên số phận của người phụ nữ. trong mỗi cta là sự cảm thông thấu hiểu nỗi khổ của những người phụ nữ xưa . Với hình ảnh, ngôn ngữ dân dã, gần gũi không cầu kì kiểu cách, ước lệ, mà tự nhiên, mang đạm dấu ấn dân gian.Giọng điệu: thơ ừa kiêu hãnh, tự hào vừa ngậm ngùi, xót xa, có thách thức mang đậm phong cách thơ của HXH . Thể thơ và kết cấu thơ Đường luật được sử dụng nhuần nhị và sáng tạo. Kết cấu chặt chẽ và độc đáo, sự đối lập giữa thân phận và phẩm chất, bài thơ đã tạo ấn tượng về một vẻ đẹp ngời sáng của người phụ nữ, về một bản lĩnh Xuân Hương kiên cường, mạnh mẽ dám nhìn thẳng vào số phận, vượt lên số phận và thách thức với hoàn cảnh sống. Xét từ nhận định của hoài thanh suy ra cho bài ” bánh trôi nước ta nhânn thấy văn chương: nuôi dưỡng, bồi đắp tình cảm con người, tạo ra phép màu trong cuộc sống, mở rộng cánh cửa lòng nhân ái, giúp ta hiểu thêm tình đời, tình người. Bài thơ vừa ca ngợi vẻ đẹp cao quý, son sắt của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, vừa thể hiện niềm thương cảm đối với thân phận khổ đau của họ. Bánh trôi nước là một bài thơ hay bởi nói giản dị, để lại xúc đọng và ám ảnh trong lòng người đọc, có sức sống lâu bền trong trái tim những người yêu thơ.

    Trả lời
  2. Bàn về giá trị, sức mạnh và chức năng của văn chương, nhà văn Hoài Thanh đã khẳng định rằng “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”.
    Văn chương chính là những tác phẩm văn học chân chính. Nó không chỉ là những con chữ trên mặt giấy, mà là những thế giới, những câu chuyện sống động, được tác giả thổi hồn vào. Những tác phẩm văn chương ấy đem đến cho người đọc vô vàn những trải nghiệm. Và quan trọng nhất, chính là gợi lên, tạo cho ta những tình cảm, những rung động chưa từng có, và tôi luyện thêm những xúc cảm đã hình thành. Đó chính là thiên chức của văn chương từ thuở mới khai sinh.
    Những tình cảm ấy, không chỉ là những tình cảm cao thượng, lớn lao, mà còn phải là những tình cảm gần gũi, chân thực nhất. Đó là niềm vui, nỗi buồn, là sự khổ đau, hạnh phúc, là sự căm phẫn, đồng cảm, sẻ chia. Tất cả những cung bậc cảm xúc ấy, được gói trọn trong các tác phẩm văn chương. Rõ ràng đó là một người ta chưa gặp bao giờ, là một câu chuyện không có thật, nhưng ta vẫn đồng điệu với họ, thăng hoa cùng họ từng xúc cảm. Để từ đó, mang trong mình một trái tim nhạy cảm đầy tình yêu thương hơn.
    Chẳng hạn như đọc truyện ngắn Nghèo của Nam Cao. Ta thương cái đói khổ, bất hạnh đến cùng cực của vợ chồng chị Chuột. Tuyệt vọng cùng với hành động hi sinh cuối cùng của anh Chuột. Và xót xa với cảnh cơ cực của hai đứa con anh. Chính cái thương ấy, theo ta ra với cuộc sống thực tại, để cho ta biết thêm yêu thương những người xung quanh mình, biết đùm bọc sẻ chia với những số phận bất hạnh. Đó chính là cái giá trị nhân văn cao cả mà các tác phẩm văn chương chân chính luôn hướng tới.
    Mỗi khi đọc một tác phẩm văn chương, lòng em lại thêm tươi xanh những tình cảm chân thành và đáng quý. Đúng như nhà văn Hoài Thanh đã khẳng định “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”.
     

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới