Câu 5: Đọc lại văn bản Sang thu (Hữu Thỉnh) trong SGK Ngữ văn 7 (tập l) và trả lời các câu hỏi sau: a. Chỉ ra nét độc đáo về

Câu 5: Đọc lại văn bản Sang thu (Hữu Thỉnh) trong SGK Ngữ văn 7 (tập l) và trả lời các câu hỏi sau:
a. Chỉ ra nét độc đáo về cách dùng từ ngữ, hình ảnh và biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:
Có đám mây nùa hạ
Vắt nửa mình sang thu.
b. Em có cảm nhận như thế nào về bức tranh thiên nhiên được miêu tả qua bài thơ?
c. Nếu được chọn một hình ảnh miêu tả tinh tế và tài tình khoảnh khắc đất trời chuyển mình sang thu thì em sẽ chọn hình ảnh nào? Vì sao?
d. Theo em, từ bỗng trong hai đòng thơ: Bỗng nhận ra hương ổi/ Phả vào trong gió se có thể được thay bằng từ đã không? Vì sao

2 bình luận về “Câu 5: Đọc lại văn bản Sang thu (Hữu Thỉnh) trong SGK Ngữ văn 7 (tập l) và trả lời các câu hỏi sau: a. Chỉ ra nét độc đáo về”

  1. mình trả lời chắc câu b c d
    Bức tranh thiên nhiên ở hai khổ đầu bài thơ “Sang thu” đã được tác giả cảm nhận bằng tất cả giác quan để quan sát khung cảnh mùa thu đang đến dần. Bằng sự cảm nhận tinh tế, nhạy cảm, nhà thơ chợt tìm được dáng hình của mùa thu trong cái không gian còn sót lại của mùa hè trước những cảm giác bâng khuâng, ngỡ ngàng,mơ hồ, mong manh trước mùa thu đang đến. Tiếp theo là những chuyển biến của đất trời được biến chuyển rất nhẹ nhàng mà rõ rết khiến ta cảm nhận được nét trầm tư sâu lắng và tình cảm say sưa ngây ngất của tác giả trong thời khắc giao mùa. Từ đó ta hiểu, với tâm hồn tinh tế nhạy cảm của tác giả, bức tranh thien nhiên đó được khắc họa lên thật sống động rõ nét và sinh động đó đang điềm tĩnh bước sang thu.
    C,
    . Hình ảnh “Bỗng nhận ra hương ổi/Phả vào trong gió se” có lẽ là hình ảnh miêu tả tinh tế nhất. Hương ổi chín đầu mùa nhợt nhạt, mỏng đến độ hòa tan trong gió. NHưng bằng sự tinh tế trong cảm nhận, tác giả vẫn bắt gặp được nó và giật hình biết rằng mùa thu đã về
    d. Không thể thay thế được vì bỗng thể hiện sự giật mình, hoảng hốt, reo vui, bất ngờ khi nhận ra, còn từ đã thể hiện sự bắt gặp bình thường, không mang sắc thái cảm xúc.

    Trả lời
  2. a. Hai câu thơ trên sử dụng hình ảnh hết sức độc đáo. Đám mây từ mùa hạ qua mùa thu nhưng dường như còn đang lưu luyến nên chỉ vắt nửa mình sang. Động từ vắt thể hiện sự tinh tế, độc đáo của ngòi bút tác giả
    b. Bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong bài thơ hết sức tinh tế. Đó là những biến đổi tinh vi mà chỉ có những con người tinh tế mới cảm nhận được. Những tín hiệu như hương ổi, gió se, sương, chim di trú… đều là những nét đặc trưng của mùa thu
    c. Hình ảnh “Bỗng nhận ra hương ổi/Phả vào trong gió se” có lẽ là hình ảnh miêu tả tinh tế nhất. Hương ổi chín đầu mùa nhợt nhạt, mỏng đến độ hòa tan trong gió. NHưng bằng sự tinh tế trong cảm nhận, tác giả vẫn bắt gặp được nó và giật hình biết rằng mùa thu đã về
    d. Không thể thay thế được vì bỗng thể hiện sự giật mình, hoảng hốt, reo vui, bất ngờ khi nhận ra, còn từ đã thể hiện sự bắt gặp bình thường, không mang sắc thái cảm xúc

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới