Chị lúa phất phơ bím tóc Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học Đàn cò khiêng nắng Qua sông Cô gió chăn mây trên đồng

Chị lúa phất phơ bím tóc
Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học
Đàn cò khiêng nắng
Qua sông
Cô gió chăn mây trên đồng
Bác mặt trời đạp xe qua đỉnh núi
a) Liệt kê những cảnh vật mà đoạn thơ nhắc tới?
b) Xác định nội dung của đoạn thơ.
c) Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ là gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?

2 bình luận về “Chị lúa phất phơ bím tóc Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học Đàn cò khiêng nắng Qua sông Cô gió chăn mây trên đồng”

  1. a) Những cảnh vật mà đoạn thơ nhắc tới: lúa, tre, đàn cò, gió, mây, mặt trời, đỉnh núi.
    b) Nội dung: Qua những từ ngữ phong phú, đặc sắc, đoạn thơ đã gợi lên bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp, khắc họa chân thực cảnh vật đồng quê. Từ đó cgo ta thấy tình yêu quê hương, yêu thiên nhiên của tác giả.
    c) bptt: nhân hóa.
    Tác dụng: 
    + Tăng sức diễn đạt.
    + Giàu hình ảnh, cảm xúc.
    + Thể hiện cảnh đẹp của cảnh vật xung quanh đoạn thơ.

    Trả lời
  2. a)Hình ảnh :
    +)Bông Lúa
    +)Luỹ Tre
    +)Con Sông
    +)Gió
    +)Mặt Trời
    b)Nội Dung: Bức Tranh thiên nhiên đông quê sinh động                
    c)Biện pháp tu từ được sử dụng là biện pháp tu từ nhân hoá
    -Tác dụng:
    +)Làm tăng tính sinh động cho câu thơ
    +)Xây dựng bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ
    +)Thể hiện sự hồn nhiên, tinh nghịch, trong sáng của nhà thơ Trần Đăng Khoa

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới