Chiều hôm đó, tan buổi học ở trường ra, tôi chợt thoáng thấy một bóng người ngồi trên xe kéo giống giống mẹ tôi. Tôi liền đuổ

Chiều hôm đó, tan buổi học ở trường ra, tôi chợt thoáng thấy một bóng người ngồi trên xe kéo giống giống mẹ tôi. Tôi liền đuổi theo, gọi bối rối:
– Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi!…
Nếu người quay lại ấy là người khác thì thật là một trò cười tức bụng cho lũ bạn tôi chúng nó khua guốc inh ỏi và nô đùa ầm ĩ trên hè. Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc.
Xe chạy chậm chậm… Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và, khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo:
– Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.
Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi nói. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong, và nước da mịn làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.
(Tuyển tập Nguyên Hồng, tập hai, Phan Cự Đệ sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu, NXB Văn học Hà Nội, 1997)
Câu 1. Chỉ ra ngôi kể được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn trích.
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong đoạn văn sau:
Nếu người quay lại ấy là người khác thì thật là một trò cười tức bụng cho lũ bạn tôi chúng nó khua guốc inh ỏi và nô đùa ầm ĩ trên hè. Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc
Câu 4. Từ những cảm xúc của Hồng khi gặp lại mẹ, em có suy nghĩa gì về ý nghĩa của tình mẫu tử với mỗi người?

1 bình luận về “Chiều hôm đó, tan buổi học ở trường ra, tôi chợt thoáng thấy một bóng người ngồi trên xe kéo giống giống mẹ tôi. Tôi liền đuổ”

  1. Câu 1:
    Ngôi kể thứ nhất(xưng tôi,người kể:cậu bé Hồng)
    Câu 2:
    Niềm hạnh phúc,vui sướng đến “mơn man khắp da thịt” của cậu bé Hồng khi được gặp mẹ sau bao ngày xa cách.
    Câu3:
    Biện pháp nghệ thuật cho thấy sự vui sướng vô cùng khi nhìn thấy 1 người giống mẹ mà đã lỡ goi”mẹ ơi”.Cậu bé Hồng đã cảm nhận được nỗi xấu hổ khi nếu người mình gọi không phải mẹ,bạn bè sẽ cười đùa cậu .Cậu thấy đó như là “khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc”.Sa mạc là nơi vô cùng nóng,dễ làm cho người bộ hành gục ngã vì cái khát khô họng ,mặc dù không có nước nhưng vì niềm đam mê nước khi đi trong cái nóng nực ấy,họ đã tưởng tượng ra “cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm”.Đó,cậu bé thấy thế,nghĩ thế,nó giống như cậu bé,tình cảm cậu với mẹ,sôi sục trong người,đến nỗi không ngần ngại mà thốt lên 2 tiếng thiêng liêng “mẹ ơi” mặc dù chỉ là tưởng tượng,chưa biết người đi trước có phải mẹ mình không.
    CHÚC BẠN HỌC TỐT !~!

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới