Cho đoạn văn ” Dân phu kể hàng trăm nghìn con người …” của văn bản sống chết mặc bay a. Tác giả là ai ? b. Xác định phươn

Cho đoạn văn ” Dân phu kể hàng trăm nghìn con người …” của văn bản sống chết mặc bay
a. Tác giả là ai ?
b. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản
c.khái quát ND đoạn văn trên bằng 1 câu văn
d. Chỉ ra cách liệt kê có trong đoạn văn trên và giải thích rõ tác dụng cách liệt kê đó
e. Viết đoạn văn từ 5 – 7 câu về hình ảnh người dân phu trong đoạn văn trên

2 bình luận về “Cho đoạn văn ” Dân phu kể hàng trăm nghìn con người …” của văn bản sống chết mặc bay a. Tác giả là ai ? b. Xác định phươn”

  1. Trả lời: a) Tác giả là Phạm Duy Tốn.
    b) PTBĐ chính: Tự sự.
    c) Sống chết mặc bay là câu chuyện về sự tắc trách của quan phụ mẫu làng X, thuộc phủ X dẫn đến cái chết của hàng bao nhiêu con người, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn. Bởi trong khi dân chúng khổ cực, vất vả giữ đê ngăn nước lũ từ sông Nhị Hà thì quan phụ mẫu vẫn say sưa với ván bài tổ tôm trong cái đình cao và vững chãi, mặc kệ dân chúng ngoài kia.
    e) Truyện ngắn “sống chết mặc bay” còn khơi dậy nỗi thống khổ của người dân trong xã hội phong kiến. (1) Mở đầu tác phẩm, nhà văn đã phơi bày nỗi khổ của người dân qua việc bảo vệ con đê. (2) Gần một giờ đêm – khoảng thời gian khuya khoắt chứng tỏ nỗi mệt nhọc của nhân dân từ sáng đến tận đêm, tại khúc đê làng X, hàng trăm nghìn con dân chân lấm tay bùn, tắm gió gội mưa để bảo vệ con đê đang núng thế. (3) Không chỉ vậy, việc tác giả sử dụng nghệ thuật liệt kê đã cho thấy ta trăm nghìn người đã huy động hết sức người và của, đem thân hèn yếu bảo vệ con đê. (4) Các động từ dồn dập: “đội, vác, đắp, cừ” kết hợp với nghệ thuật so sánh người nào người nấy ướt như chuột lột đã dựng lên trước mắt cảnh tượng hối hả, chèo chống, người người đều kiệt sức. (5) Âm thanh tiếng trống, tiếng ốc thôi vô hồi, tiếng kêu vang trời đất, tiếng người thảm thiết kêu cứu hỗn loạn; điều đó đã chứng tỏ sự hoảng loạn, vất vả, mệt nhọc của người dân. (6) Khung cảnh hộ đê ngoài đình thật nhốn nháo, căng thẳng, không khí kinh sợ, hãi hùng; thiên tai đang từng lúc đe doạn cuộc sống, tính mạng của họ. Khi đê vỡ, khắp mọi nơi nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; người sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn… (7) Ngoài ra, khi người dân báo quan đê vỡ với mong muốn quan sẽ có mặt để giúp dân hộ đê thì quan lại giận dữ, quát mắng, đổ tội cho dân rồi sai người đuổi ra. (8) Thật đámg thương và thảm sầu! (9)

    Trả lời
  2. a. Tác giả là ai ?
    – Phạm Duy Tốn
    b. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?
    – Tự sự (kết hợp biểu cảm)
    c. khái quát ND đoạn văn trên bằng 1 câu văn
    – Nhân dân hết sức chân thực, tự mình đi ra để dựng đê chống bão lũ sắp ập đến
    d. Chỉ ra cách liệt kê có trong đoạn văn trên và giải thích rõ tác dụng cách liệt kê đó
    – Cách liệt kê: “kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ”
    -> Tác dụng: giúp sắp xếp các cụm từ cùng loại vào 1 câu văn để giúp thể hiện sâu sắc, chân thật hơn trong những khía cạnh của thực tế, hay của tư tưởng, tình cảm
    e. Viết đoạn văn từ 5 – 7 câu về hình ảnh người dân phu trong đoạn văn trên
              Nhà văn Phạm Duy Tốn đã khắc họa người nông dân trong tác phẩm “Sống chết mặc bay”. Ngoài kia, dân phu đang loay hoay, tuyệt vọng chống chọi với nước để cứu đê là để chuẩn bị cho sự xuất hiện của cảnh tượng bão lũ. Họ cũng thấp cổ bé họng, bị bọn tham quan chà đạp, áp bức đến không thở nổi. Với nghệ thuật tương phản độc đáo, nhà văn đã xây dựng thành công hai tình cảnh đối lập, càng khiến cho tình huống truyện trở nên hấp dẫn. Những người dân vô tội còn biết bám víu, trông cậy vào đâu. Qua đó, ta thêm xót thương và cảm thông với cuộc sống lầm than cơ cực của người nông dân.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới