Cho đoạn văn sau: Đêm đã về khuya. Xa xa bờ bên kia Thiên Mụ hiện ra mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát ánh trăng vàng.

Cho đoạn văn sau:
Đêm đã về khuya. Xa xa bờ bên kia Thiên Mụ hiện ra mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát ánh trăng vàng. Sóng vỗ ru mạn thuyền rồi gợn vô hồi xa mãi cùng những tiếng đàn réo rắt du dương. Đấy là lúc các ca nhi cất lên những khúc điệu Nam nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn như nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân . Cũng có bản nhạc mang âm hưởng điệu Bắc pha phách điệu Nam không vui, không buồn như tứ đại cảnh. Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch.
Nghe tiếng gà gáy bên làng Thọ Cương, cùng tiếng chuông chùa Thiên Mụ gọi năm canh, mà trong khoang thuyền vẫn đầy ắp lời ca tiếng nhạc.
Không gian như lắng đọng. Thời gian như ngừng lại. Con gái Huế nội tâm thật phong phú và âm thầm, kín đáo, sâu thẳm.
(Ca Huế trên sông Hương của Hà Ánh Minh)
Câu 1.(0.5đ) Nêu chủ đề của văn bản có đoạn trích trên?
Câu 2.(1.5 đ) Ca Huế được tổ chức ở đâu, vào thời gian nào, cách thưởng thức có gì đặc biệt
Câu 3.(1.5đ) Chỉ rõ và nêu tác dụng của một phép tu từ đã học và nêu tác dụng của dấu chấm lứng trong câu văn sau: Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán
Câu 4.(0.5đ) Em cảm nhận được thông điệp gì tác giả nhắn nhủ, gửi gắm trong văn bản?
Câu 5.(1đ) Đọc văn bản trên em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc trong thời kì hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay

1 bình luận về “Cho đoạn văn sau: Đêm đã về khuya. Xa xa bờ bên kia Thiên Mụ hiện ra mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát ánh trăng vàng.”

  1. Câu 1.(0.5đ) Nêu chủ đề của văn bản có đoạn trích trên?
    → Ngợi ca di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc độc đáo, hấp dẫn lôi cuốn người thưởng thức trên sông Hương.
    Câu 2.(1.5 đ) Ca Huế được tổ chức ở đâu, vào thời gian nào, cách thưởng thức có gì đặc biệt
    → Tổ chức ngay tại sông Hương, vào lúc nữa đêm, trên con thuyền rồng giữa dòng sông Hương
    Câu 3.(1.5đ) Chỉ rõ và nêu tác dụng của một phép tu từ đã học và nêu tác dụng của dấu chấm lứng trong câu văn sau: Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán
    → Liệt kê : sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán
    Tác dụng : -> câu văn trở nên nhẹ nhàng, thanh thoát như bản hòa tầu du dương. 
                     -> Nhấn mạnh cảm xúc của con người khi thưởng thức làn điệu Huế
    Tác dụng dấu chấm lửng là: Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ.
    Câu 4 Câu 4.(0.5đ) Em cảm nhận được thông điệp gì tác giả nhắn nhủ, gửi gắm trong văn bản?
    “Tuổi trẻ trong việc bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc”. Thông điệp này không chỉ có ý nghĩa với riêng tôi mà nó còn hữu ích với mọi người
    Câu 5.(1đ) Đọc văn bản trên em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc trong thời kì hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay
    → Là một người trẻ sống trong thời kì hội nhập và sự phát triển của công nghệ đang mạnh mẽ đi lên. Nhìn lại bản thân tôi cần có trách nhiệm lớn lao trong việc phát triển văn hóa dân tộc. Cần phải bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, lan tỏa cho cộng đồng quốc tế, phê phán những người làm ảnh hưởng tới danh dự của văn hóa dân tộc
    #Nocopy
    chúc bạn học tốt

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới