2 bình luận về “Chứng minh câu tục ngữ Có chí thì nên”
Ý chí, nghị lực là điều rất cần thiết cho cuộc sống ngày nay. Bởi vậy mà ông cha ta đã gửi gắm lời khuyên cho con người qua câu “Có chí thì nên”.
Câu tục ngữ tuy ngắn nhưng lại mang một ý nghĩa sâu sắc. Trong cuộc sống, nghị lực sẽ vượt qua được mọi khó khăn, kiên trì với đam mê và ước mơ của bản thân để từ đó sẽ làm “nên” mọi việc – có nghĩa là đạt được thành công, mục tiêu đã đặt ra. Câu tục ngữ là một lời khuyên vô cùng đúng đắn. Trong cuộc sống, chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều tấm gương về ý chí, nghị lực. Bác Hồ – vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Khi còn là một chàng thanh niên mang trong mình lòng yêu nước, Người đã quyết định ra đi tìm đường cứu nước. Bác đã bôn ba nhiều nơi, làm nhiều công việc. Dù khổ cực, khó khăn nhưng Bác vẫn kiên trì để cuối cùng đã tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam. Thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí cũng là một tấm gương về lòng kiên trì, không ngại khó khăn. Mặc dù bị liệt đôi bàn tay và không thể nào cầm bút viết được nhưng thầy vẫn không từ bỏ. Thầy đã dùng đôi bàn chân của mình thay thế cho đôi tay học lấy những con chữ để khai sáng cho tâm hồn mình và cả cho những thế hệ sau. Thầy đã dạy cho chúng ta biết về ý chí, về lòng quyết tâm, nỗ lực hướng tới mục tiêu của mình. Trong lĩnh vực thể thao, chúng ta không thể kể đến những cái tên như Nguyễn Công Phượng, Đỗ Duy Mạnh hay Nguyễn Quang Hải, Đoàn Văn Hậu… Họ đều là những chàng trai mang trong mình niềm đam mê với bóng đá. Trải qua quá trình tập luyện vất vả, không ngại thử thách và luôn nỗ lực để vượt qua những giới hạn của bản thân. Họ đã trở thành những cầu thủ trụ cột của đội tuyển bóng đá quốc gia, cùng với đồng đội chiến đấu để đem lại vinh quang cho nền bóng đá nước nhà.
Ngược lại, vẫn còn rất nhiều người sống thiếu ý chí, thiếu nghị lực. Họ rất dễ nản chí, yếu đuối ngại công việc, sợ khó sợ khổ hay dễ ngả lòng và bi quan trước khó khăn. Những con người như vậy sẽ khó có thể đạt được thành công, mà sẽ chỉ mãi chìm đắm trong thất bại.
Như vậy, “Có chí thì nên” là một lời khuyên hoàn toàn đúng đắn, giá trị. Bài học được gửi gắm khiến cho mỗi người cần phải suy nghĩ về cách sống của bản thân.
Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ “Có chí thì nên”
Trong cuộc sống, ai cũng có một lần thất bại, một lần mắc sai lầm vì khi sinh ra không có ai là hoàn hảo cả. Và qua nhiều lần thất bại, chúng ta mới có thể trưởng thành, dũng cảm đối mặt với xã hội. Để có được thành công trong công việc, ta cần kiên trì, có ý chí, không bỏ cuộc trước khó khăn. Bởi vậy, ông cha ta có câu: “Có chí thì nên” được sử dụng cho đến ngày nay. Đó là bí quyết thành công trong cuộc sống mà ông cha ta đã truyền đến ngày hôm nay.
“Chí” ở đây có nghĩa những hoài bão, lý tưởng tốt đẹp, ý chí, nghị lực, sự kiên trì. Chí là điều cần thiết để con người vượt qua khó khăn trong cuộc sống. “Nên” ở đây có nghĩa là sự thành công, đạt được mục đích trong công việc, một dự định nào đó. “Có chí thì nên” khẳng định vai trò tầm quan trọng của ý chí. Như vậy tại sao trong cuộc sống muốn thành công con người lại cần phải có một ý chí vững mạnh, lòng quyết tâm không bỏ cuộc? Đó là vì ý chí tiếp sức mạnh, sự mạnh mẽ để ta quên đi mọi khó khăn, trắc trở. Ý chí tiếp cho ta thêm động lực, thúc đẩy tinh thần ta vươn tới thành công. Chúng ta không thể nào cứ dựa dẫm vào ba mẹ mãi được, bởi ba mẹ đâu thể quyết định tương lai của ta. Chúng ta không thể cứ ngồi “há miệng chờ sung” được, phải đứng lên, tự chủ bản thân làm việc, có hoài bão, ước mơ xây dựng một tương lai tốt đẹp. Ta có thể đi một con đường riêng mình, con đường chúng ta mong muốn để có thể gặt hái nhiều thành công. Nhưng ta có thể gặp những thất bại, những lúc chúng ta muốn sụp đổ. Không sao, chỉ cần bạn có ý chí quyết tâm thì việc bạn thất bại sẽ không chấm dứt sự nghiệp của mình mà còn đúc rút ra những kinh nghiệm, bài học để trưởng thành hơn; vì thế, người ta hay nói “thất bại là mẹ thành công”. Từ những thất bại mà có thể làm nên một thành công lớn như những người danh nhân trên thế giới. Đây là một ví dụ.
Trong khoa học kỹ thuật, Thomas Edison – người đã làm ra những phát minh có ảnh hưởng nhất trên thế giới. Cũng không phải nói quá vì ông đã phát minh ra đèn sợi đốt, cầu chì, công tơ điện,… Cuộc đời của ông rất khó khăn. Từ nhỏ, ông đã bị điếc, bị đuổi học chỉ sau ba tháng nên mẹ của ông đã dạy học ở nhà. Ngoài việc học tập, Edison còn đi bán báo, bán kẹo. Chứng nặng tai giúp Edison tránh khỏi mọi tiếng ồn ào và cũng không phải nghe nhân viên điện báo la mắng. Cuộc đời của ông tuy rất khó khăn nhưng cũng xen lẫn nhưng hạnh phúc, vui mừng.
Ngoài Edison còn có rất nhiều người khác. Như ở Việt Nam, trong chiến tranh, có Bác Hồ – vị lãnh tụ vĩ đại của Việt Nam, hình ảnh những người nhân dân trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ dù gặp biết bao nhiêu khó khăn trở ngại, nhưng nhờ có ý chí phấn đấu và sự kiên trì của nhân dân ta đã vượt qua mọi sự áp bức đàn áp của giặc và chiến đấu ngoan cường và giành lại độc lập cho đất nước. Trong đời sống xã hội, thầy Nguyễn Ngọc Kí bị liệt hai tay từ nhỏ nhưng vẫn kiên trì tập viết bằng chân nhờ sự kiên trì nhẫn nại thì đã trở thành một nhà giáo ưu tú được mọi người yêu mến kính trọng. Trong văn học thì có Mạc Đĩnh Chi, Cao Bá Quát,… Trong nghệ thuật thì có Beethoven, Sylvester Stallone,…
Ý chí nghị lực giúp chúng ta khắc phục những khó khăn và thử thách, rèn cho ta niềm tin và thúc đẩy chúng ta luôn hướng về phía trước, vững tin vào tương lai. Đúng như người phương tây từng nói “hãy hướng về ánh sáng, mọi bóng tối sẽ ngả sau lưng bạn”, Nick Vujicic từng nói “Không có mục tiêu nào quá lớn, không có ước mơ nào quá xa vời”, bác sĩ Đặng Thùy Trâm từng nói “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”… tất cả đều chứa đựng trong đó những thông điệp lớn lao về ý chí và nghị lực.
Bên cạnh những người có ý chí nghị lực thì cũng có những người thiếu ý chí, họ rất dễ buông bỏ trong khó khăn. Ta rất hay bắt gặp những trường hợp có người chưa gì đã bỏ cuộc như người ta hay nói “chưa thấy sóng cả mà ngã tay chèo”. Họ chưa bao giờ thấy được những bài học từ những thất bại của mình. Những người chưa làm nhưng thấy khó khăn đã nản chí, thấy thất bại thì hủy hoại và sống bất cần đời. Những người có điều kiện đầy đủ nhưng không chịu học tập, buông thả, không nghĩ đến tương lai. Những người khi gặp khó khăn là buông xuôi, nản chí, phó mặc cho số phận.
Ý chí và nghị lực là thứ không thể thiếu cho những ai dám đương đầu với thử thách. Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường. Nghị lực sống là một chìa khóa vô cùng quan trọng của mỗi con người. Nó sẽ quyết định thành công sẽ đến với bạn hay không. Vì vậy hãy luôn cố gắng không ngừng nghỉ, tin vào bản thân và chạy theo đam mê, nghị lực sống sẽ dẫn bạn đến “con đường trải đầy hoa hồng”.
Câu tục ngữ là một lời khuyên vô cùng đúng đắn. Trong cuộc sống, chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều tấm gương về ý chí, nghị lực. Bác Hồ – vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Khi còn là một chàng thanh niên mang trong mình lòng yêu nước, Người đã quyết định ra đi tìm đường cứu nước. Bác đã bôn ba nhiều nơi, làm nhiều công việc. Dù khổ cực, khó khăn nhưng Bác vẫn kiên trì để cuối cùng đã tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam. Thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí cũng là một tấm gương về lòng kiên trì, không ngại khó khăn. Mặc dù bị liệt đôi bàn tay và không thể nào cầm bút viết được nhưng thầy vẫn không từ bỏ. Thầy đã dùng đôi bàn chân của mình thay thế cho đôi tay học lấy những con chữ để khai sáng cho tâm hồn mình và cả cho những thế hệ sau. Thầy đã dạy cho chúng ta biết về ý chí, về lòng quyết tâm, nỗ lực hướng tới mục tiêu của mình. Trong lĩnh vực thể thao, chúng ta không thể kể đến những cái tên như Nguyễn Công Phượng, Đỗ Duy Mạnh hay Nguyễn Quang Hải, Đoàn Văn Hậu… Họ đều là những chàng trai mang trong mình niềm đam mê với bóng đá. Trải qua quá trình tập luyện vất vả, không ngại thử thách và luôn nỗ lực để vượt qua những giới hạn của bản thân. Họ đã trở thành những cầu thủ trụ cột của đội tuyển bóng đá quốc gia, cùng với đồng đội chiến đấu để đem lại vinh quang cho nền bóng đá nước nhà.