chứng minh rằng nhân dân việt nam ta từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí ăn quả nhớ kẻ trồng cây

chứng minh rằng nhân dân việt nam ta từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí ăn quả nhớ kẻ trồng cây

2 bình luận về “chứng minh rằng nhân dân việt nam ta từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

  1. Dân tộc Việt Nam vốn giàu truyền thống tốt đẹp. Một trong số đó là truyền thống biết ơn được gửi gắm qua câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
    Hiểu đơn giản, câu tục ngữ ý nói khi được thưởng thức quả ngọt cần nhớ đến, biết ơn người vun trồng, chăm sóc cây cối. Nhưng bên cạnh đó, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” còn nhắc nhở con người rằng nếu được hưởng bất cứ thành quả nào, cũng cần phải biết ơn những người đã tạo ra, cũng như trân trọng thành quả mà mình được hưởng. Ăn một bát cơm, phải nhớ đến người nông dân đã vất vả gieo trồng cây lúa, chăm sóc để có được hạt gạo trắng tinh, nấu thành bát cơm dẻo thơm. Chúng ta học tập thành tài, phải nhớ đến công lao dạy dỗ của thầy cô giáo…
    Lòng biết ơn đem đến cho con người những điều tốt đẹp. Từ xưa, ông cha ta đã có tục thờ cúng tổ tiên, hay những bậc anh hùng – họ là những con người có ơn với người đang sống. Hay như những câu tục ngữ của ông cha ta như “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”, “Không thầy đố mày làm nên” nhắc nhở học trò luôn kính yêu, tôn trọng người thầy. Trong cuộc sống hiện tại, truyền thống đó vẫn tiếp tục được giữ gìn và phát huy. Những ngày lễ lớn như 20 tháng 11, mùng 8 tháng 3, 27 tháng 7 nhằm tri ân những con người, những ngành nghề đã có những đóng góp với xã hội. Hay như trong đại dịch Covid-19 vừa qua, tấm lòng biết ơn được thể hiện qua hành động tri ân với các y bác sĩ – “những chiến sĩ tuyến đầu” của nhiệm vụ chống dịch. Hằng năm, cứ vào ngày mùng 2 tháng 9, hàng triệu người dân trên khắp mọi miền tổ quốc lại đến viếng lăng Bác để tưởng nhớ người cha vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Tất cả những hành động trên, dù nhỏ bé đơn giản nhưng lại thể hiện được tấm lòng biết ơn sâu sắc.
    Còn với những học sinh như em, lòng biết ơn thực sự là cần thiết. Sự kính trọng, yêu quý thầy cô giáo hay yêu thương, quan tâm đến ông bà cha mẹ. Sự trân trọng dành cho bạn bè – những người luôn ở bên giúp đỡ, tâm sự. Lòng biết ơn sẽ giúp em có thêm được động lực để cố gắng phấn đấu, sống có ích hơn từng ngày.
    Có thể khẳng định, câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đã gửi gắm một bài học hoàn toàn đúng đắn. Mỗi người hãy giữ cho mình tấm lòng biết ơn để sống đẹp hơn.

    Trả lời
  2.     Ở đời, đạo đức được coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất của mỗi con người, bởi nó sẽ thể hiện tính cách, phẩm chất và giá trị đích thực của bản thân mỗi người. Đồng thời, lòng biết ơn, sự ghi nhớ ơn nghĩa của người khác đối với mình cũng là một phạm trù quan trọng của đạo đức. Đó cũng là lý do mà ông cha ta đã ghi lại câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” để răn dạy con cháu mai sau.
        “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là gì? “Ăn quả” là hành động thừa hưởng những thành quả của người đi trước đã để lại. Còn “kẻ trồng cây” ở đây là những người đã tạo nên thành quả cho ta hưởng thụ. Tức là khi ta ăn những trái cây chín mọng ngọt ngào thì phải nhớ tới công lao của người trồng cây. Ăn một bữa cơm ngon phải nhớ đến người làm ra hạt gạo hay sống trong hòa bình như ngày hôm nay thì luôn nhớ ơn biết bao thế hệ cho anh đi trước đã phải hy sinh, đổ biết bao xương máu giành lại độc lập… Bên cạnh đó, mở rộng ra, đó là lời khuyên mà ông cha ta đã gửi gắm cho con cháu về lòng biết ơn đối với người đã tạo nên thành quả cho chúng ta hưởng thụ, cần trân quý những giá trị mà người xưa đã vất vả hy sinh để vun đắp cho chúng ta.
        Từ lâu đời, lòng biết ơn trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta. Và Bác Hồ đã nói: Ta phải làm cho những của quý kín đáo được đưa ra trưng bày.  Vậy nên nó phải được thể hiện bằng hành động và nhân dân ta đã phát huy khi điều đó trên nhiều phương diện. Từ lâu đời, lòng biết ơn trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta. Trong gia đình, những lễ nghi thờ cúng tổ tiên, ông bà ta đã thực hiện đầy đủ, thành kính và trang nghiêm để thể hiện tấm lòng của con cháu dành cho người thân đã khuất. Ngoài ra, trong năm, ngày thương binh liệt sĩ 27 tháng 7 để tưởng niệm những người chiến sĩ đã anh dũng chiến đấu, ngã xuống hy sinh vì Tổ quốc.  Không những thế, dân tộc ta còn có ngày 10 tháng 3 âm lịch là ngày giỗ tổ Hùng Vương, tưởng nhớ các vị vua Hùng – người đã có công gây dựng cội nguồn dân tộc Việt Nam
            Là người học sinh, để thể hiện truyền thống đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, trước hết, việc quan trọng cần làm đó là học tập thật tốt, dùng kiến thức của mình xây dựng, gìn giữ, bảo vệ và phát triển Tổ quốc. Mề đay Đây chính là nơi ông cha ta đã phải đổ máu hy sinh để dành lấy. Tiếp theo, ta còn cần ghi nhớ công ơn của người khác đối với mình. Với thầy cô chúng ta phải luôn ngoan ngoãn, lễ phép, chăm chỉ học tập và đặc biệt hơn phải luôn hiếu thảo với cha mẹ – đấng sinh thành đã có có ơn dưỡng dục, dạy dỗ ta trưởng thành. Qua đó, từ các việc làm trên vô cùng nhỏ nhặt nhưng nó chứa ý nghĩa rất to lớn.
        Như vậy, câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là hoàn toàn đúng đắn. Nó đã không chỉ nhắc nhở chúng ta về một truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà còn là bài học làm người, nhắc nhở mỗi người phải ghi nhớ, rèn luyện lòng biết ơn của mình. 

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới