chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ:1 cây làm chẳng nên non,ba cây chụm lại nên hòn núi cao.Lưu ý phải đầy đủ lí lẽ,dẫn

chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ:1 cây làm chẳng nên non,ba cây chụm lại nên hòn núi cao.Lưu ý phải đầy đủ lí lẽ,dẫn chứng bài văn phải mạch lạc!!!!!!

2 bình luận về “chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ:1 cây làm chẳng nên non,ba cây chụm lại nên hòn núi cao.Lưu ý phải đầy đủ lí lẽ,dẫn”

  1. Dân tộc Việt Nam có truyền thống đoàn kết. Điều đó đã được gửi gắm qua các câu tục ngữ:
    “Một cây làm chẳng nên non
    Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
    Hình ảnh “một cây” để chỉ sự tồn tại đơn độc, còn “ba cây” chỉ một tập thể. Còn hành động “chụm lại” nói về sự hợp nhất một lòng sẽ tạo thành “núi cao” có nghĩa là đích đến, thành công hay thắng lợi. Như vậy, câu tục ngữ đề cao tinh thần đoàn kết trong mọi hoàn cảnh mới làm nên thành công, có được kết quả tốt.
    Thực tế đã chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ. Dân tộc Việt Nam đã trải qua nhiều năm tháng đấu tranh để bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Kẻ thù ngoại xâm dù lớn mạnh đến đâu cũng không thể đánh bại được tinh thần đoàn kết của nhân dân ta. Từ các triều đại phong kiến phương Bắc đến thực dân Pháp, đế quốc Mĩ. Đến cuộc sống hiện tại, tinh thần đoàn kết được thể hiện qua nhiều hành động hơn. Đại dịch Covid-19 xảy ra khiến cho thế giới phải gánh chịu nhiều đau thương, trong đó có cả Việt Nam. Đảng và Nhà nước đã ban hành các quy định để ứng phó với dịch bệnh. Các y bác sĩ xung phong lên tuyến đầu chống dịch không quản ngại cả đều đã thể hiện được tinh thần đoàn kết. Mọi người dân đều nghiêm túc chấp hành những quy định về phòng chống dịch bệnh. Toàn thể nhân dân Việt Nam đã chung tay, đoàn kết một lòng với mong muốn một ngày mai sẽ chiến thắng đại dịch.
    Như vậy, câu tục ngữ “Một cây làm chẳng nên non” đã để lại lời khuyên đúng đắn. Đoàn kết chính là sức mạnh vô giá của mỗi quốc gia, dân tộc.

    Trả lời
  2. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định rằng: “ Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Có thể thấy rằng, đoàn kết là một truyền thống tốt đẹp, nên điều đó đã được ông cha ta nhắc nhở qua câu:
    “Một cây làm chẳng nên non
    Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
    Câu tục ngữ mượn hình ảnh mang tính biểu tượng để khẳng định tầm quan trọng của đoàn kết trong cuộc sống. “Một cây” chỉ số ít, thể hiện cho con người đang ở vào thế riêng lẻ và đơn độc. Còn “ba cây” chỉ số nhiều, thể hiện cho một tập thể mạnh mẽ. “Chụm lại” là hành động thể hiện của sự đoàn kết, đồng lòng. Chỉ khi có sự đoàn kết ấy, chúng ta mới “nên hòn núi cao” tức là vươn tới đích đến, vươn tới thành công. Tóm lại, mỗi người cần biết đồng lòng, chung sức để tạo nên sức mạnh to lớn có thể vượt qua mọi khó khăn, thử thách và hoàn thành mọi việc dễ dàng, nhanh chóng hơn.
    Lời răn dạy được gửi gắm qua câu tục ngữ là hoàn toàn đúng đắn. Tinh thần đoàn kết đã được thể hiện từ trong cuộc sống lao động hàng ngày đến những năm tháng chiến đấu bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Trong những năm chiến tranh, sức mạnh đoàn kết của nhân dân đã tạo nên chiến thắng của Ngô Quyền trước quân Nam Hán, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn chiến thắng quân Nguyên – Mông, cuộc kháng chiến chống lại thực dân Pháp và đế quốc Mĩ… Ngày hôm nay, tinh thần đoàn kết còn gắn liền với tấm lòng tương thân tương ái. Đại dịch Covid-19 xảy ra khiến cho thế giới phải gánh chịu nhiều đau thương, trong đó có cả Việt Nam. Nhưng dù trong hoàn cảnh đó, con người Việt Nam vẫn đoàn kết một lòng để vượt qua. Đảng và Nhà nước đã ban hành các quy định để ứng phó với dịch bệnh. Các y bác sĩ xung phong lên tuyến đầu chống dịch không quản ngại cả đều đã thể hiện được tinh thần đoàn kết. Mọi người dân đều nghiêm túc chấp hành những quy định về phòng chống dịch bệnh… Để rồi chúng ta đã chiến thắng đại dịch, trở về với cuộc sống bình thường.
    Bên cạnh đó, nhiều người vẫn còn một số những cá nhân, tập thể sống vô trách nhiệm. Họ luôn xa rời với lợi ích của tập thể, sống vị kỉ và không có tinh thần đoàn kết. Những hành vi đó sẽ gây ra những hậu quả khôn lường. Còn đối với một học sinh, chúng ta cần ý thức được trách nhiệm của bản thân khi sống trong một tập thể.
    Có người đã từng nói: “Muốn đi nhanh hãy đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng nhau”. Câu tục ngữ “Một cây làm chẳng nên non” đã giúp chúng ta hiểu ơn ý nghĩa của đoàn kết trong cuộc sống.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới