chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ:1 cây làm chẳng nên non,ba cây chụm lại nên hòn núi cao.Lưu ý phải đầy đủ lí lẽ,dẫn

chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ:1 cây làm chẳng nên non,ba cây chụm lại nên hòn núi cao.Lưu ý phải đầy đủ lí lẽ,dẫn chứng bài văn phải mạch lạc!!!!!!.Lưu ý phải có ý phê phán và rút ra bài học

1 bình luận về “chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ:1 cây làm chẳng nên non,ba cây chụm lại nên hòn núi cao.Lưu ý phải đầy đủ lí lẽ,dẫn”

  1. Bài làm
    Dân tộc Việt Nam có truyền thống đoàn kết. Điều đó đã được gửi gắm qua các câu tục ngữ:
    Một cây làm chẳng nên non
    Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
    Hình ảnh một cây để chỉ sự tồn tại đơn độc, còn ba cây chỉ một tập thể. Còn hành động chụm lại nói về sự hợp nhất một lòng sẽ tạo thành núi cao có nghĩa là đích đến, thành công hay thắng lợi. Như vậy, câu tục ngữ đề cao tinh thần đoàn kết trong mọi hoàn cảnh mới làm nên thành công, có được kết quả tốt.
    Thực tế đã chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ. Dân tộc Việt Nam đã trải qua nhiều năm tháng đấu tranh để bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Kẻ thù ngoại xâm dù lớn mạnh đến đâu cũng không thể đánh bại được tinh thần đoàn kết của nhân dân ta. Từ các triều đại phong kiến phương Bắc đến thực dân Pháp, đế quốc Mĩ. Đến cuộc sống hiện tại, tinh thần đoàn kết được thể hiện qua nhiều hành động hơn. Đại dịch Covid-19 xảy ra khiến cho thế giới phải gánh chịu nhiều đau thương, trong đó có cả Việt Nam. Đảng và Nhà nước đã ban hành các quy định để ứng phó với dịch bệnh. Các y bác sĩ xung phong lên tuyến đầu chống dịch không quản ngại cả đều đã thể hiện được tinh thần đoàn kết. Mọi người dân đều nghiêm túc chấp hành những quy định về phòng chống dịch bệnh. Toàn thể nhân dân Việt Nam đã chung tay, đoàn kết một lòng với mong muốn một ngày mai sẽ chiến thắng đại dịch.
    Như vậy, câu tục ngữ Một cây làm chẳng nên non đã để lại lời khuyên đúng đắn. Đoàn kết chính là sức mạnh vô giá của mỗi quốc gia, dân tộc.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới