chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ:1 cây làm chẳng nên non,ba cây chụm lại nên hòn núi cao.Lưu ý phải đầy đủ lí lẽ,dẫn

chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ:1 cây làm chẳng nên non,ba cây chụm lại nên hòn núi cao.Lưu ý phải đầy đủ lí lẽ,dẫn chứng bài văn phải mạch lạc!!!!!!.Lưu ý phải có ý phê phán và rút ra bài học

2 bình luận về “chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ:1 cây làm chẳng nên non,ba cây chụm lại nên hòn núi cao.Lưu ý phải đầy đủ lí lẽ,dẫn”

  1. chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ:1 cây làm chẳng nên non,ba cây chụm lại nên hòn núi cao.Lưu ý phải đầy đủ lí lẽ,dẫn chứng bài văn phải mạch lạc!!!!!!.Lưu ý phải có ý phê phán và rút ra bài học
    Kho tàng tục ngữ của dân tộc đã để lại nhiều bài học quý giá cho dân tộc Việt Nam. Một trong số đó là câu tục ngữ:
    “Một cây làm chẳng nên non
    Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.
    Xét về nghĩa đen, câu tục ngữ muốn nói rằng nếu chỉ có một cái cây nhỏ bé, đơn độc sẽ chẳng thể nào tạo nên được một khu rừng rộng lớn. Nhưng xét về nghĩa bóng, “một cây” chỉ số ít, thể hiện cho con người đang ở vào thế riêng lẻ và đơn độc. Còn “ba cây” chỉ số nhiều, thể hiện cho một tập thể mạnh mẽ. “Chụm lại” là hành động thể hiện của sự đoàn kết, đồng lòng. Như vậy, ý nghĩa của cả câu tục ngữ là chỉ có một người thì không thể làm nên việc gì, còn nếu có nhiều người chung sức thì việc dù lớn đến mấy cũng sẽ thành công. Con người cần đoàn kết thì mới tạo ra sức mạnh để tiến đến thành công.
    Lịch sử dân tộc là minh chứng hùng hồn của tinh thần đoàn kết. Nhân dân ta đã cùng nhau chống lại giặc phương Bắc xâm lược. Hay là những đế quốc hùng mạnh như Pháp, Mỹ. Trong ngày hôm nay, điều đó vẫn được thể hiện qua việc hỗ trợ ủng hộ đồng bào miền Trung đang phải chống chọi với cơn lũ lớn nhất trong suốt những năm qua, hay tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn trong đại dịch Covid-19…
    Tinh thần đoàn kết là rất cần thiết để xây dựng một xã hội, đất nước lớn mạnh, giàu đẹp. Vậy mà vẫn có những cá nhân, tập thể nhỏ lẻ muốn phá vỡ sự đoàn kết ấy. Cần lên án và phê phán những hành động như vậy.
    Tinh thần đoàn kết thông qua câu tục ngữ: “Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” thật là lớn lao và ý nghĩa. Mỗi người hãy luôn ghi nhớ câu tục ngữ này như một bài học quý giá cho bản thân mình về ý thức trách nhiệm

    Trả lời
  2.      Dân tộc Việt Nam trả qua hàng ngàn năm lịch sử với biết bao thăng trầm và biến động. Để có được hòa bình và hạnh phúc cho nhân dân như ngày hôm nay, có lẽ chúng ta đã phải hy sinh biết bao nhiêu xương máu. Không chỉ vậy, đó còn là nhờ vào truyền thống đoàn kết của nhân dân ta. Khi bàn về vấn đề này, tôi lại nhớ đến câu tục ngữ: 
    “Một cây làm chẳng nên non
    Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
         “Một cây” chẳng thể nào làm nên núi “nên non “, nên rừng. Đó là một sự thật hiển nhiên. Nhưng “ba cây”, tượng trưng cho nhiều cây, rừng cây thì có thể tạo nên non, “nên núi”, không phải là núi thấp, mà là “núi cao”. Từ “một cây” đã chuyển thành “ba cây”, số lượng đã thay đổi thì chất lượng cũng biến đổi. Nhưng yếu tố quyết định của sự vận động từ “lượng ” thành “chất” là sự “chụm lại ” của “ba cây”, nên mới có hiện tượng thiên nhiên sừng sững “hòn núi cao” kia. “Chụm lại” là hành động, là biểu hiện tâm lí thể hiện sự hợp lực, đồng lòng, là sự gắn bó đoàn kết. “Cây ” trong câu tục ngữ được nhân hóa, trở thành một biểu tượng rất sống động và thấm thía về nhân dân, nói lên tình thương yêu đoàn kết dân tộc. Qua câu tục ngữ nhân dân ta nêu lên một bài học quý báu về tinh thần đoàn kết, gắn bó mật thiết với nhau trong cộng đồng dân tộc.
         Câu tục ngữ hoàn toàn đúng đắn. Từ trong quá khứ cho đến hiện tại điều đó đã được minh chứng. Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam cũng đã từng khẳng định rằng: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Mọi công việc nếu chỉ làm một mình, có thể mất rất nhiều thời gian mới hoàn thành, thậm chí là không thể hoàn thành. Chỉ khi mỗi người biết hợp sức, đồng lòng lại cùng nhau mới có thể giải quyết mọi khó khăn.
         Tinh thần đoàn kết đi đến chiến thắng được thể hiện rất rõ trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của cha ông ta. Từ xa xưa, nhờ có tinh thần đoàn kết mà cha ông ta đã dời non lấp biển mở mang bờ cõi làm nên những cánh đồng màu mỡ. Lịch sử đấu tranh từ thời bà Trưng, bà Triệu rồi các triều đại Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập rồi đến chiến thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã cho ta thấy sức mạnh của sự đoàn kết. Và sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định “Đoàn kết là sức mạnh vô địch”
         Đến hiện tại, trước xu thế toàn cầu hóa, Việt nam vẫn đang chung tay góp sức, vượt qua những khó khăn: ủng hộ người nghèo, ủng hộ miền trung gặp thiên tai lũ lụt, chúng ta chung tay xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh nêu cao truyền thống đại đoàn kết dân tộc. Tuy nhiên trong xã hội vẫn không ít những kẻ luôn gây rối, phá hoại, thành quả lao động, cách mạng gây chia rẽ bè phái cộng động dân tộc, những kẻ phản động đó cần phải trừng trị.
         Là một học sinh, việc ý thức được vai trò của đoàn kết là vô cùng quan trọng. Điều đó giúp tôi có thêm sức mạnh từ bạn bè để hoàn thành tốt mục tiêu của thân.
         Tinh thần đoàn kết thông qua câu tục ngữ: “Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” thật là lớn lao và ý nghĩa. Mỗi người hãy luôn ghi nhớ câu tục ngữ này như một bài học quý giá cho bản thân mình về ý thức trách nhiệm.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới