Có một chú quạ đậu trên cành cây khô để nghỉ chân. Chú quạ rất khát nước nhưng không biết cách nào để tìm ra được nước cả. Qu

Có một chú quạ đậu trên cành cây khô để nghỉ chân. Chú quạ rất khát nước nhưng không biết cách nào để tìm ra được nước cả. Quạ nghĩ: Nóng thế này mà mình không mau chóng tìm ra được nước uống thì chết khát mất thôi. Vừa nghĩ, nó nhìn xuống và thấy trên mặt đất có một cái bình. Ngay lập tức, nó bèn sà xuống và thò mỏ vào chiếc bình để uống nước. Thế nhưng, chú quạ không làm cách nào để uống nước được vì miệng bình nhỏ quá mà cổ bình lại cao, nước trong bình không dâng lên đủ để cho chú uống được. Dù nó đã cố gắng hết sức nhưng vẫn không uống được một giọt nước nào. Quạ nghĩ bụng: Chết thật, khát khô thế này, không biết phải làm thế nào mới có thể uống nước được đây nhỉ?
Đang trong lúc tuyệt vọng không biết phải làm thế nào thì Quạ nhìn thấy một viên sỏi. Một ý nghĩ vụt lóe lên trong đầu nó: A ha ! Mình có cách rồi! Mình sẽ dùng chiếc mỏ của mình để cắp những viên sỏi này bỏ vào trong bình. Bỏ càng nhiều sỏi, nước trong bình sẽ càng dâng cao. Nước dâng lên đến miệng bình là có thể uống được rồi. Ngay lập tức, Quạ đi khắp nơi để tìm sỏi bất chấp cái nắng nóng như đổ lửa. Sau đó, Quạ sung sướng tận hưởng những giọt nước mát lạnh trong bình xua tan đi cái nóng như đổ lửa giữa những ngày hạn hán kéo dài tưởng như không còn sự sống. Nhờ vào trí thông minh và sự cố gắng nỗ lực của bản thân mà Quạ đã cứu sống được chính bản thân mình thoát ra khỏi hoàn cảnh khó khăn nhất.
Tìm một trạng ngữ và cho biết trạng ngữ đó bổ sung ý nghĩa gì?
Từ câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì? Hãy viết ngắn gọn bằng vài câu văn.

1 bình luận về “Có một chú quạ đậu trên cành cây khô để nghỉ chân. Chú quạ rất khát nước nhưng không biết cách nào để tìm ra được nước cả. Qu”

  1. a, phương thức biểu đạt chính: Tự sự.
    b, 2 từ ghép: Giọt mưa, cành cây.
    c, 1 từ láy: chang chang (từ láy toàn bộ).
    d, – “Nếu không tìm được nước uống thì mình sẽ chết khát mất thôi.”
    + Cặp quan hệ từ: Nếu, thì (nối 2 vế trong câu)
    – “Sỏi trong bình càng nhiều, nước trong bình càng dâng lên cao hơn”
    + Cặp quan hệ từ: Càng, càng (Nối 2 vế trong câu)
    e, – Con quạ rất thông minh và nhờ trí thông minh đó, con quạ đã có nước uống và được sống sót.
    → Bài học: Chúng ta cần biết vận dụng sự thông minh, sáng tạo của mình vào những lúc cần thiết để đưa con người vượt qua khó khăn. 
    học tốt nhé bn

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới