Có một dòng sông xanh Bắt nguồn từ sữa mẹ Có vầng trăng tròn thế Lửng lơ khóm tre làng Có bảy sắc cầu vồng Bắc qua đồi xanh

Có một dòng sông xanh
Bắt nguồn từ sữa mẹ
Có vầng trăng tròn thế
Lửng lơ khóm tre làng

Có bảy sắc cầu vồng
Bắc qua đồi xanh biếc
Có lời ru tha thiết
Ngọt ngào mãi vành nôi

Có cánh đồng xanh tươi
Ấp yêu đàn cò trắng
Có ngày mưa tháng nắng
Đọng trên áo mẹ cha

Có một khúc dân ca
Thơm lừng hương cỏ dại
Có tuổi thơ đẹp mãi
Câu 1: Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ:
A. Lục bát
B. Bốn chữ
C. Năm chữ
D. Sáu chữ.
Câu 2: Trong khổ thơ đầu của bài thơ trên có mấy hình ảnh thiên nhiên
A. Hai hình ảnh
B. Ba hình ảnh
C. Bốn hình ảnh
D. Năm hình ảnh
Câu 3: phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ trên là
A. So sánh
B. Nhân hóa
C. Điệp ngữ
D. Ẩn dụ
giúp mik với ạ !!

2 bình luận về “Có một dòng sông xanh Bắt nguồn từ sữa mẹ Có vầng trăng tròn thế Lửng lơ khóm tre làng Có bảy sắc cầu vồng Bắc qua đồi xanh”

  1. Câu 1 : 
    => Giải đáp : C. Năm chữ 
    => Đây là thể thơ 5 chữ vì có 5 tiếng trên 1 dòng 
    Câu 2 : Hình ảnh thiên nhiên trong khổ đâu : 
    – Dòng sông xanh 
    – Vầng trăng tròn 
    – Khóm tre làng 
    => Giải đáp : B. 3 hình ảnh 
    Câu 3 : 
    – Phương thức biểu đạt chính là : Biểu cảm 
    – Biểu cảm : Cảm xúc của tác giả đối với mẹ , quê hương , đất nước 
    => Giải đáp D. Biểu cảm

    Trả lời
  2. Câu 1:
    – C. Năm chữ
    Câu 2:
    C. Bốn hình ảnh
    -> Dòng sông xanh, bảy sắc cầu vồng, cánh đồng xanh tươi, vầng trăng tròn.
    Câu 3:
    (Ở đây hình như sai câu hỏi nha bạn, So sánh, nhân hoá, điệp ngữ, ẩn dụ đều là biện pháp tu từ nhé!).
    – PTBĐ chính: Biểu cảm
    – Biện pháp tu từ: Điệp ngữ -> lặp lại từ có nhầm nhấn mạnh những sự vật, sự việc được nhắc đến.
    @Hongphucnguyen

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới