Có người khẽ nói:
– Bẩm, dễ có khi đê vỡ
Ngài cau mặt, gắt rằng:
– Mặc kệ!
Rồi ngồi xếp bài lại, quay gối dựa sang bên tay phải, nghiêng mình bảo thầy đề lại:
– Có ăn không thì bốc chứ!
Thầy đề vội vàng:
– Dạ, bẩm, bốc.
Vừa lúc đó thì tiếng người kêu rầm rĩ, càng nghe càng lớn. Lại có tiếng ào ào như thác chảy xiết; rồi lại có tiếng gà, chó, trâu, bò kêu vang tứ phía.
Bấy giờ ai nấy ở trong đình, đều nôn nao sợ hãi. Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xong vào thở không ra lời:
– Bẩm quan lớn đê vỡ mất rồi!
(Trích SGK Ngữ Văn 7 Tập 2)
Câu hỏi:
a. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn trên?
b. Nêu nội dung đoạn trích?
c. Dấu chấm phẩy trong câu Lại có tiếng ào ào như thác chảy xiết; rồi lại có tiếng gà, chó, trâu, bò kêu vang tứ phía. có công dụng gì?
d. Dấu chấm lửng trong câu Bẩm quan lớn đê vỡ mất rồi! có công dụng gì?
e. Nói rõ công dụng của các dấu gạch ngang có trong đoạn trích?
1 bình luận về “Có người khẽ nói: – Bẩm, dễ có khi đê vỡ Ngài cau mặt, gắt rằng: – Mặc kệ! Rồi ngồi xếp bài lại, quay gối dựa sang bên tay ph”