Có phải chúng ta đang ngày càng ít nói với nhau hơn. Chúng ta gặp nhau qua YM, tin nhắn, chúng ta đọc blog hay những câu stat

Có phải chúng ta đang ngày càng ít nói với nhau hơn. Chúng ta gặp nhau qua YM, tin nhắn, chúng ta đọc blog hay những câu status trên Facebook của nhau mỗi ngày, chúng ta những tưởng đã biết hết, hiểu hết về nhau mà không cần thốt lên lời. Có phải vậy chăng? Có phải chúng ta cũng như loài cá heo có thể giao tiếp với nhau bằng sóng siêu âm. Tiếng nói của con người dùng để làm gì nếu không phải để thổ lộ, để giãi bày, để xoa dịu. Nếu muốn được hiểu thì phải được lắng nghe. Nếu muốn được lắng nghe thì phải nói trước đã. Vậy thì còn ngần ngừ chi nữa, hãy nói với nhau đi. Nói với ba, với mẹ, với anh chị, với em, với bạn bè… Đừng chat, đừng email, đừng post lên Facebook của nhau, hãy chạy đến gặp nhau, hay ít nhất hãy nhấc điện thoại lên, thậm chí chỉ để gọi nhau một tiếng ơi! dịu dàng!
(Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, tr.48-49)
1. Văn bản trên đề cập tới vấn đề nào trong trong cuộc sống hiện nay?
2. Chỉ ra một phép liên kết hình thức được sử dụng trong văn bản?
3. Theo tác giả, tiếng nói của con người dùng để làm gì?
4. Xác định 1 từ Hán Việt có trong câu văn sau: Có phải chúng ta cũng như loài cá heo có thể giao tiếp với nhau bằng sóng siêu âm.
5. Nêu công dụng của dấu chấm lửng trong câu văn sau: Nói với ba, với mẹ, với anh chị, với em, với bạn bè…
Em sẽ vote đầy đủ ạ xin cảm ơn

2 bình luận về “Có phải chúng ta đang ngày càng ít nói với nhau hơn. Chúng ta gặp nhau qua YM, tin nhắn, chúng ta đọc blog hay những câu stat”

  1. 1.
    -Vấn đề  trong trong cuộc sống hiện nay được văn bản trên đề cập tới: con người trở nên thiếu sự kết nối, giao tiếp vì lạm dụng các thiết bị thông minh và công nhệ thông tin.
    2.
    Một phép liên kết hình thức được sử dụng trong văn bản.
    -Phép lặp từ ngữ: chúng ta; có phải; với; đừng;…
    3.
    -Theo tác giả, tiếng nói của con người dùng để thổ lộ, để giãi bày, để xoa dịu.
    4.
    Có phải chúng ta cũng như loài cá heo có thể giao tiếp với nhau bằng sóng siêu âm.
    -Từ Hán- Việt: siêu âm( siêu: to, mạnh; âm: âm thanh)
    5.
    -Công dụng của dấu chấm lửng trong câu văn “Nói với ba, với mẹ, với anh chị, với em, với bạn bè…”: Thể hiện còn nhiều sự vật, sự việc, hiện tượng,.. còn chưa được liệt kê hết.

    Trả lời
  2. overlineunderline{Andrew}
    $#Đại học Thanh Hoa$ 
    $#Đại học Bắc Đại$
     1. 
    -> Văn bản trên đề cập tới vấn đề đó là việc con người hiện nay đang quá say mê và lạm dùng vào các thiết bị điện tử khiến cho việc nói hằng ngày, giãi bày và bộc lộ tình cảm trở nên khó khăn và ít dần hơn
     2. 
      Một phép liên kết được sử dụng đó là
    -> Phép lặp từ ngữ
     3. 
    -> Theo tác giả, tiếng nói của con người là để thổ lộ để giãi bày và để xoa dịu (DC có trong đoạn)
     4. 
        Trong câu “Có phải chúng ta cũng như loài cá heo có thể giao tiếp với nhau bằng sóng siêu âm”
    => Từ Hán – Việt: Giao tiếp
     5. 
    => Tác dụng của dấu chấm lửng trong câu đã được đưa ra đó là: Tỏ ý nói rằng vẫn còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa được liệt kê hết và thể hiện cho việc lời nói đang bị bỏ dở hoặc là ngắt
    $#Yao Yuchen$
    $#Bắc Kinh – Trùng Khánh – Thượng Hải$

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới