có thể tham khảo mạng nhưng đừng lạc đề ạ Qua văn bản Sống chết mặc bây em hãy nêu sự khác nhau của xã hội phong kiến ngày xư

có thể tham khảo mạng nhưng đừng lạc đề ạ
Qua văn bản Sống chết mặc bây em hãy nêu sự khác nhau của xã hội phong kiến ngày xưa với xã hội ngày nay khi nhân dân lâm vào hoàn cảnh khó khăn hoạn nạn do thiên tai, dịch bệnh.

1 bình luận về “có thể tham khảo mạng nhưng đừng lạc đề ạ Qua văn bản Sống chết mặc bây em hãy nêu sự khác nhau của xã hội phong kiến ngày xư”

  1.      Quan phụ mẫu là người quản lí, chăm lo cho cuộc sống của những người nông dân, ngay chính cái tên “phụ mẫu” đã nói lên được vai trò, trách nhiệm to lớn ấy. Tuy nhiên, trong “Sống chết mặc bay”, thái độ và hành động của những viên quan phụ mẫu lại mang đến cho độc giả những cảm nhận vô cùng khác biệt. Đó không phải những vị quan biết chăm lo cho nhân dân mà là những kẻ máu lạnh, tàn nhẫn đến đáng sợ. Trước nguy cơ vỡ đê, khi nhân dân đang phải cong mình chống lũ thì những kẻ tự xưng là cha mẹ của nhân dân lại chìm đắm trong thú vui bài bạc. Thậm chí, khi có người bẩm báo về tình trạng đê điều khẩn cấp, chúng không những không quan tâm mà còn lớn tiếng chửi bới, đe dọa “Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng , thời ông bỏ tù …..! Có biết không?”. Có thể nói Sống chết mặc bay đã mang đến cho người đọc những cảm nhận chân thực về nỗi khổ cực của người dân nghèo cũng như bộ mặt tàn nhẫn, vô lương tâm của giai cấp thống trị.
     Ngày nay  khi nhân dân rơi vào thiên tai có thể lấy vd như miền trung : miền Trung Việt Nam đã phải hứng chịu 13 cơn bão nhiệt đới liên tiếp, gây ra tình trạng lũ lụt và sạt lở đất tồi tệ nhất trong 100 năm trở lại đây. Nhiều căn nhà đã bị tàn phá, hoa màu bị hư hại, và những người dân vốn là đối tượng dễ bị tổn thương thì lâm vào cảnh tay trắng. chúng ta có thể thấy trên tv hoặc đài  báo về sức tàn phá kinh hoàng của thiên tai đối với các gia đình  . nhưng trong khó khăn hoạn nạn, nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Cấp ủy, Chính quyền, Mặt trận và các Đoàn thể nhân dân cùng lực lượng vũ trang đã chỉ đạo và trực tiếp tham gia phòng tránh thiên tai; kịp thời khắc phục hậu quả do bão lũ gây ra.
      Nhiều nghĩa cử cao đẹp của nhân dân, cán bộ, chiến sĩ quân đội, Công an, dân quân tự vệ và thanh niên xung kích đã kịp thời sơ tán, cứu hộ, bảo vệ tính mạng, tài sản của Nhân dân và nhà nước; thể hiện trách nhiệm, tình thương yêu, đùm bọc giúp đỡ đối với Nhân dân vùng bị bão lũ tàn phá.Phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái “Lá lành đùm lá rách”, với tinh thần “Nhường cơm sẻ áo” nhà nước còn ủng hộ rất nhiều tỉ đòng để miền trung kịp thời ứng phó với bão lũ
       Còn khi xã hội ngày nay khi nhân dân lâm vào hoàn cảnh khó khăn hoạn nạn do ,dịch bệnh vd như côvid -19 – Tính đến cuối ngày 19/9/2021, Việt Nam có tổng cộng 687.063 ca nhiễm Covid-19, đứng thứ 47/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 156/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 6.983 ca nhiễm). Trong ngày 19/9, cả nước ghi nhận 233 ca tử vong; trong đó có 182 trường hợp tại TPHCM, tính chung từ đầu năm 2021 đến nay là 13.281 người. Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 246 ca. Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam là 17.090 ca, chiếm 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4% so với tỷ lệ tử vong trên thế giới (2,1%)., Chỉ có các con số thì chưa đủ nói lên hết tính chất và mức độ thiệt hại hay nguy hiểm của dịch bệnh. Người nhiễm bệnh khi được điều trị phần nhiều bị ảnh hưởng nặng nề về thể chất (như suy nhược cơ thể, tổn thương một số bộ phận…), tinh thần (dễ bị hoang mang, trầm cảm…), tình cảm (do phải cách ly, điều trị trong thời gian khá dài gần như ít được tiếp xúc với người thân). Người có thân nhân qua đời vì Covid-19 không được thực hiện các nghi thức tang lễ như cách thông thường nên cũng dễ có tâm lý xót thương quá độ… Nhất là với những trẻ em đã trải qua thời gian nhiễm bệnh hoặc có người thân qua đời vì dịch, sự tác động về mặt tâm sinh lý có thể rất nặng nề. Sự ảnh hưởng tâm lý, tình cảm với một số người có thể đọng lại lâu dài và chính nó sẽ ít nhiều làm giảm chất lượng cuộc sống. NHưng nhà nước đã không ngại chi trả một số tiền lớn chỉ để chế tạo vácsin 
         thủ tướng cũng đưa ra thông điệp: “ Sản xuất phải an toàn, an toàn để sản xuất”. Để thực hiện việc này, Bộ Y tế đã đưa ra các giải pháp cụ thể và tham mưu cho Ban chỉ đạo:
           Thứ nhất, các địa phương phải quán triệt đầy đủ và nghiêm túc các văn bản liên quan đến phòng chống dịch bệnh và sản xuất trong điều kiện bình thường mới.
       Thứ hai, các địa phương phải rà soát các phương án sản xuất của từng doanh nghiệp trên địa bàn. Cụ thể, nếu xuất hiện F0, doanh nghiệp cần xử lý theo hướng có F0 tại phân xưởng nào thì phong toả phân xưởng đó, chứ không phong toả toàn bộ doanh nghiệp. Sau khi đưa F0 và F1 đi cách ly thì thực hiện phun khử khuẩn và làm vệ sinh phân xưởng để 24h sau đó có thể đưa lực lượng mới vào sản xuất. Phương án này đã triển khai rất hiệu quả tại Bắc Ninh.
           Thứ ba, Bộ Y tế đã tham mưu cho Ban chỉ đạo quốc gia đề ra các văn bản như: Nghị quyết 21/NQ-CP về việc mua và sử dụng vaccine phòng COVID-19, Nghị quyết 105/NQ-CP năm 2021 về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19, Quyết định số 3355/QĐ-BYT ngày 8/7/2021.
        Đến nay, đối tượng ưu tiên tiêm vaccine có lao động của doanh nghiệp. nhà nước sẽ cố gắng tiêm chủng đạt tỷ lệ cao trong thời gian tới để doanh nghiệp sớm hoạt động lại trong tình hình bình thường mới. Ban Chỉ đạo quốc gia và Bộ Y tế đã có hướng dẫn, theo đó cần có thống kê chi tiết số lượng người lao động cần tiêm của từng doanh nghiệp, kế hoạch tiêm chủng của địa phương để gửi về Bộ Y tế, từ đó có cơ sở để phân bổ vaccine cho các địa phương. 
    DINH111

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới