“Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác t

“Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm. Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.”
Từ nội dung của đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về tình cảnh người dân Việt Nam đầu thế kỉ XX

1 bình luận về ““Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác t”

  1. Từ văn bản”Sống chết mặc bay” của tác giả Phạm Duy Tốn, ta càng hiểu thêm được sâu sắc hơn về tình cảnh của nhân dân Việt Nam lúc bây giờ, cụ thể là trong đầu thế kỉ XX. Thời kì đó, ta vẫn đang phải chịu sự đô hộ của cả đế quốc lẫn phong kiến, nhân dân bị bóc lột thâm tệ, đời sống vô cùng khó khăn. Sự độc ác, bóc lột sức lao động dã man của thực dân Pháp khi chúng đặt ách thống trị ở nước ta khiến cho ta lúc nào cũng bị phụ thuộc vào chúng cả về kinh tế lẫn chính trị. Ấy là nói về đế quốc, còn về phong kiến, thì nhân dân cũng khổ chả khác gì. Ví dụ cụ thể chính là tên quan phụ mẫu trong “Sống chết mặc bay”, tên quan ấy, là cha là mẹ của nhân dân, ấy vậy mà lúc đê vỡ, hàng ngàn con dân phải lao vào, khổ sở đắp đê, nào là kẻ cuốc người thuổng, nào là kẻ đội đất, vác tre, rồi đắp, rồi cừ, rồi bì bõm dưới nước suốt mấy tiếng đồng hồ, ai ai cũng mệt lử cũng chỉ để ngăn cho đê không vỡ, nước không tràn vào làng. Lúc đó, đám dân đen, ai cũng trông chờ vào sự giúp đỡ của triều đình, ấy vậy mà triều đình đâu? Rồi đáng lẽ, cái tên phụ mẫu, cái tên mà người ta biết đến là cha mẹ của dân phải điều động quân lính ra giúp dân đắp đê thì nó lại chết dí ở cái phương nào rồi? Ờ thì sự thật là nó ngồi chết dí ở trong cái ván tổ tôm chết tiệt kia rồi còn đâu, tổ tôm làm mờ mắt nó rồi, đâu có biết gì về cái việc nhân dân đang khổ sở thế nào, trông chờ sự giúp đỡ của nó ra sao đâu. Thế mới biết được, dân ta thời ấy khổ thế nào, bị đế quốc hành hạ, bóc lột đã đành, đằng này lại còn bị cái lũ phong kiến vô trách nhiệm phó mặc nữa, chả quan tâm tới dân được tí nào thì thôi, lại còn bóc lột sức lao động của họ. Ví như chị Dậu trong “Tắt đèn” cũng vậy, nhà nghèo, chồng thì ốm, lại còn phải đóng 2 suất sưu, mà suất sưu cho người sống thì chả sao, chứ người em chồng chết từ cái thời tám hoánh rồi mà vẫn phải đóng hộ, bóc lột đến thế là cùng. Nói tóm lại, cái thời đó, nhân dân ta khổ vô cùng, đói vô cùng, bị các tầng lớp khác bóc lột đến tàn tạ, thật là thương thay cho họ, những con người nghèo khổ mà không có cách nào để giành lại chính nghĩa về cho mình.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới