Đề 1:
Phần I. Đọc hiểu (5.0 điểm) Đọc đoạn trích sau:
[] Ở làng, suốt ngày lúc nào trong bếp cũng có một gộc củi. Gộc củi to, gỗ chắc, không cháy quá nhanh cũng không dễ tắt, cứ ngun ngún ở đó, trong cái góc bếp chật chội đầy bồ hóng. Ấm cúng vô cùng. Sáng, đi ra đồng, lên rừng, người ra khỏi nhà sau cùng là người nhớ vén tro xung quanh bếp cho thật gọn, để gió bấc lùa qua khe đất không làm ngọn lửa ở gộc củi bùng lên. Cái gộc củi ấy cứ nằm yên cả ngày, lặng lẽ ủ một tảng than hồng. Con mèo già ăn no, vắt dọc trên gộc củi, mắt lim dim, thỉnh thoảng có một tia nắng xiên xiên qua vách, chiếu lên người.
Tôi thường được mẹ giao cho việc nấu cơm chiều. Việc đầu tiên là gác những thanh củi nhỏ vừa dụi đi buổi trưa xếp xung quanh gộc củi lớn, nhặt một ít phoi bào trong cái thúng rách bên cạnh, nhồi vào giữa. Dùng cái ống thổi bằng nứa mà thổi, ngọn lửa sẽ từ từ bùng lên. Đấy chính là lúc ngọn lủa màu lam đầu tiên bay lên trên mái nhà.
[] Từ ngày này qua ngày khác, hết gộc củi này đến gộc củi khác, không khi nào bếp nguội. Bếp chỉ nguội khi người không còn, người bỏ cuộc đời người đi .
(Đỗ Bích Thúy, Và tôi nhớ khói, NXB Hội nhà văn, 2018)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1 (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính.
Câu 2 (0,5 điểm) Nhân vật trữ tình trong đoạn trích là ai?
Câu 3 (0,5 điểm) Liệt kê các từ láy có trong đoạn trích.
Câu 4 (0,5 điểm) Chỉ ra trạng ngữ là cụm từ trong trong câu in đậm.
Câu 5 (1,0 điểm) Gọi tên và nêu tác dụng của phép tu từ trong câu: Cái gộc củi ấy cứ nằm yên cả ngày, lặng lẽ ủ một tảng than hồng.
Câu 6 (0,5 điểm) Trong nỗi nhớ của tác giả, điều gì khiến cho bếp không lúc nào nguội?
Câu 7 (1,5 điểm) Em hãy viết đoạn văn (khoảng 7 10 dòng) trả lời câu hỏi: Tại sao, khi đi xa, người ta thường nhớ về quê hương?
Phần II. Viết (5.0 điểm)
Viết bài văn phát biểu cảm nghĩ về 1 người mà em yêu quý.
Câu 2: Nhân vật chữ tình là: người con
Câu 3: Các từ láy có trong đoạn văn là:
+ Ngun ngún
+ Chật chội
+ Lặng lẽ
+ Lim dim
+ Thỉnh thoảng
+ Xiên xiên
+ Từ từ
+ Lên trên
Câu 4: Trạng ngữ là cụm từ trong câu in đậm là : Từ ngày này qua ngày khác.