Đề bài: Viết một bài văn nghị luận xã hội ( khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em vè một câu tục ngữ ” Có công mài sắt, c

Đề bài: Viết một bài văn nghị luận xã hội ( khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em vè một câu tục ngữ ” Có công mài sắt, có ngày nên kim”
Mình cần gấpppppp

2 bình luận về “Đề bài: Viết một bài văn nghị luận xã hội ( khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em vè một câu tục ngữ ” Có công mài sắt, c”

  1. A, MB
    – Có công mài sắt có ngày nên kim là lời khuyên răn của người xưa về thái độ sống ở đời là thái độ làm việc kiên trì, không bao giờ bỏ cuộc, từng ngày nỗ lực cố gắng thì sẽ thành công
    – Ngày nay, lời khuyên này vẫn mang ý nghĩa quan trọng trong việc khuyên nhủ các thế hệ trẻ, mọi người trong đời cố gắng trong cuộc sống để đạt được thành công như mình mong muốn
    B, TB
    1, Giải thích
    – Mài sắt: là hình ảnh ẩn dụ cho mọi thử thách và công việc cho cuộc sống. Mài sắt là ẩn dụ cho những nỗ lực, kiên trì của mỗi người cố gắng từng ngày, nỗ lực và đam mê. 
    – Nên kim: là hình ảnh ẩn dụ cho thành quả tương xứng với những công sức và phấn đấu của một cá nhân nào đó trong suốt thời gian dài.
    Có công mài sắt có ngày nên kim: nếu như con người chịu khó, nỗ lực làm việc, phấn đấu và hoàn thiện bản thân không ngừng nghỉ thì sẽ đạt được thành quả tương xứng.
    2, Bàn luận
    – Tương tự như việc mài sắt thì trong mọi việc, con người mà có được đức tính kiên nhẫn, mạnh mẽ, biết phấn đấu và hoàn thiện bản thân chính là yếu tố tiên quyết cho mọi thành công. Chỉ khi ý chí và quyết tâm đủ lớn, mỗi người sẽ không bao giờ bỏ cuộc giữa chừng giữa chông gai và khó khăn. Và khi có ý chí, nó sẽ giống như ngọn đèn hải đăng soi sáng cách mà chúng ta chinh phục con đường sự nghiệp, giúp chúng ta tránh rơi xuống những “ổ gà”, vấp ngã.
    – Những sự nỗ lực và rèn luyện chính mình chính là nền móng cho những thành quả về lâu về dài. Trên thực tế, không có nhà tỷ phú hay nhà doanh nhân nào giàu có chỉ sau một đêm. Họ đều phải trải qua hàng chục năm khổ luyện, rèn giũa trong lĩnh vực. Nhưng sự khác biệt của họ là họ không bao giờ bỏ cuộc, rèn cho mình một tầm nhìn xa trông rộng và đầu óc tiến thủ.
    – Trong thời buổi nền kinh tế thị trường và hội nhập thế giới, nếu như con người ko trang bị cho mình những đức tính kiên trì, rèn giũa cũng như kiến thức, kỹ năng thì sẽ bị tụt hậu.
    3, Mở rộng 
    – Học sinh ngày nay chính là chủ nhân tương lai của đất nước. Các em cần trang bị cho mình đầy đủ kiến thức và kỹ năng ngay từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường.
    C, KB
    Cảm nghĩ của em
    ***
    Bước 4: Viết bài hoàn chỉnh
    BÀI LÀM
    Tục ngữ xưa có câu:”Có công mài sắt có ngày nên kim”. Câu tục ngữ này đến nay vẫn còn những giá trị to lớn đối với mọi cá nhân trong cuộc sống, đặc biệt là các học sinh, sinh viên đang học tập trên nhà trường. Với lối nói súc tích, ngắn gọn, câu tục ngữ khuyên răn con người phải có ý chí kiên cường, kiên nhẫn nỗ lực từng ngày thì mới thành công.
    Mài sắt chính là hình ảnh ẩn dụ cho những nỗ lực, kiên trì của mỗi người cố gắng từng ngày, nỗ lực và đam mê để tiến tới thành công. Còn nên kim là hình ảnh ẩn dụ cho thành quả tương xứng với những công sức và phấn đấu của một cá nhân nào đó trong suốt thời gian dài. Chính vì vậy, có công mài sắt có ngày nên kim là bài học: nếu như con người chịu khó, nỗ lực làm việc, phấn đấu và hoàn thiện bản thân không ngừng nghỉ thì sẽ đạt được thành quả tương xứng.
    Trên thực tế, tương tự như việc mài sắt thì trong mọi việc, đức tính kiên nhẫn, mạnh mẽ, biết phấn đấu và hoàn thiện bản thân chính của mỗi người là yếu tố tiên quyết chắp cánh cho người đó đến với thành công. Thật vậy, chỉ khi ý chí và quyết tâm đủ lớn, mỗi người sẽ không bao giờ bỏ cuộc giữa chừng giữa chông gai và khó khăn. Và khi có ý chí, nó sẽ giống như ngọn đèn hải đăng soi sáng cách mà chúng ta chinh phục con đường sự nghiệp, giúp chúng ta tránh rơi xuống những “ổ gà”, vấp ngã. Bên cạnh đó, cái chí và sự kiên nhẫn sẽ tạo được sức mạnh vực được mỗi người bước tiếp sau những thất bại, học được từ những thất bại và đi tiếp đến thành công. Chính vì vậy, những sự nỗ lực và rèn luyện chính mình chính là nền móng cho những thành quả về lâu về dài. Trên thực tế, không có nhà tỷ phú hay nhà doanh nhân nào giàu có chỉ sau một đêm. Họ đều phải trải qua hàng chục năm khổ luyện, rèn giũa trong lĩnh vực. Tuy nhiên, sự khác biệt của họ là họ không bao giờ bỏ cuộc, rèn cho mình một tầm nhìn xa trông rộng và đầu óc tiến thủ. Vậy nên, trong thời buổi nền kinh tế thị trường và hội nhập thế giới, nếu như con người ko trang bị cho mình những đức tính kiên trì, rèn giũa cũng như kiến thức, kỹ năng thì sẽ bị tụt hậu. Học sinh chính là những chủ nhân tương lai của đất nước chính vì vậy, các em cần trang bị kiến thức và rèn luyện kỹ năng học hỏi của mình ngay từ trên ghế nhà trường. 
    Tóm lại, câu tục ngữ đến nay vẫn còn vẹn nguyên giá trị ứng dụng vào cuộc sống của con người. Nhờ có ý chí và lòng kiên nhẫn mà con người có thể đạt được những mục tiêu trong cuộc sống cũng như làm được nên các thành tích vang dội.

    Trả lời
  2. Trong kho tàng văn học ca dao dân gian Việt Nam, có rất nhiều câu tục hay nói về lòng nhớ ơn, đức tính kiên trì, lối sống ân tình ân nghĩa. Trong đó có câu “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Ông cha ta muốn dạy dỗ ta chúng ta về đức tính kiên trì mà ai cũng cần có. Ý nghĩa của nó như thế nào chúng ta đi vào bàn luận nhé!
           Câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” có ý nghĩa rất sâu sắc và có giá trị đạo đức to lớn. Đó là lời khuyên bảo đầy tình yêu thương cho con cháu thế hệ sau và cũng là nền tảng vững chắc để mọi người vươn lên và sống tốt hơn. Câu tục ngữ trên mà không cha ta đã  mượn hình ảnh quen thuộc “mài sắt” và “nên kim”.  “Mài sắt” là quá trình mài dũa thanh sắt xấu xí cực khổ, cực nhọc vượt bao khó khăn hướng tới kết quả. “Nên kim” là thành quả xứng đáng nhận được đã trải qua biết bao quá trình gian nan, cực nhọc tâm huyết tạo ra một chiếc kim xinh xắn. Nói đúng hơn điều đó được ẩn dụ trên hai hình ảnh trên. “Mài sắt” là quá trình khổ luyện khó khăn, miệt mài, chăm chỉ một công việc mình đang hướng tới kết quả. “Nên kim”là thành quả tương xứng nhận được từ chính đôi tay tạo nên, trải qua bao gian nan khó khăn, chịu khó, vượt lên ý chí. Đó là bài học ý nghĩa sâu đậm mà ông cha ta đã gửi gấm cho con cháu, khi ta kiên trì, chăm chỉ, vượt cực, vượt khó sẽ đem lại mọi sự thành công tốt đẹp. Khuyên ta phải có đức tính kiên trì trong mọi hoàn cảnh.  
    Đúng thật vậy, câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” mang ý nghĩa vô sâu sắc đó là qui luật tất yếu trong cuộc sống mà ai ai cũng thừa nhận. Ý nghĩa của câu tục ngữ trên hoàn toàn đúng. Bởi vì sao, bởi vì đức tính kiên trì là yếu tố cốt lõi cho mọi sự thành công. Mỗi công việc khó khăn đòi hỏi chúng ta phải trải qua nhiều thời gian, gian lao, thử thách. Chúng ta phải nghiên cứu, học hỏi, tư duy sáng tạo mới đem lại kết quả tốt đẹp. Vì con người luôn có những ước mơ, hoài bão. Muốn đạt được ước mơ thì chúng ta phải có kiên trì trên con đường đi đến tương lai, kiên trì cũng là yếu tố quan trọng giúp ta thành công. Cũng có nghĩa là bước đường thành công không có dấu chân của kẻ làm biếng. Trong cuộc sống có rất nhiều con người thể hiến ựu thành công của mình nhờ vào đức tính kiên trì. Ai cũng biết tấm gương sáng thầy Nguyễn Ngọc Ký, một người đã bại liệt hai tay thế nhưng nhờ vào đức tính kiên trì của mình thầy đã viết chữ bằng chân và trở thành giáo sư nổi tiếng ai ai cũng biết và kính nể thầy. Ngoài tấm gương sáng của thầy Nguyễn Ngọc Ký còn có tấm gương của những nhà bác học đã giam mình trong phòng thí nghiệm hết ngày này ngày khác để tìm ra được những chất hóa học phục vụ cho nhân dân, tấm gương của Bác Hồ dù có khó khăn tới đâu thì Bác Hồ vẫn không chịu từ bỏ việc tìm đường cứu nước  cho thấy Bác không hề nao núng mà kiên nhẫn tới cùng, tấm gương của bác sĩ đã không từ bỏ mà quyết có được sự yên bình cho nhân dân ta , kiên nhẫn điều chế và chữa trị cho từng nạn nhân,…
    Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người ỷ lại, lười biếng, hay dựa dẫm vào người khác mà không biết tự phấn đấu vươn lên, lại có những người chỉ biết nghe theo sự sắp đặt, định hướng của người khác mà không có chính kiến của mình,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án, chỉ trích.
          Câu tục ngữ trên tuy ngắn gọn nhưng nó đã thể hiện ý nghĩa, giáo dục sâu sắc về đức tính kiên trì. Bản thân em sẽ ý thức được vấn đề này không chỉ qua lời nói mà lẫn cả hành động. Em sẽ chăm chỉ học tập góp phần xây dựng cho quê hương, đất nước thêm hùng mạnh.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới