Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi . Bấy giờ ai nấy ở trong đình, đều nôn nao sợ hãi. Thốt nhiên một người nhà quê, m

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi .
Bấy giờ ai nấy ở trong đình, đều nôn nao sợ hãi. Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời:
– Bẩm… quan lớn… đê vỡ mất rồi!
Quan lớn đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng:
– Đê vỡ rồi!… Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không?… Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?
– Dạ, bẩm…
(ThNgữ văn lớp 7, tập hai)
Câu 1(1,0điểm).Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Thể loại? Cho biết phương thức biểu đạt trong đoạn văn trên?
Câu 2(1,0 điểm).Nội dung chính của văn bản chứa đoạn trích trên?
Câu 3(1,0 điểm).Trong câu Bẩm… quan lớn… đê vỡ mất rồi! dấu chấm lửng có tác dụng gì?
_____________
ét ô ét

2 bình luận về “Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi . Bấy giờ ai nấy ở trong đình, đều nôn nao sợ hãi. Thốt nhiên một người nhà quê, m”

  1. Câu 1:   Đoạn văn trên được trích từ văn bản Sống Chết Mặc Bay 
                 Tác giả là Phạm Duy Tốn, tạp chí Nam phong số 18-1918, trong truyện ngắn Nam Phong (Tuyển), NXB Khoa học xa hội, Hà Nội, 1989.
                 Thuộc thể loại truyện ngắn hiện đại.
                  PTBD: Tự Sự
    Câu 2: Nội dung chính: Bằng lời văn cụ thể, sinh động, bằng sự khéo léo trong việc vận dụng kết hợp hai phép tương phản và tăng cấp trong nghệ thuật, SỐNG CHẾT MẶC BAY đã lên án gay gắt tên quan phủ “lồng lang dạ thú” và bày tỏ niềm cảm thương trước cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên.
    Câu 3: Dấu chấm lửng có tác dụng: thể hiện sự ngắt quảng vì quá mệt.
                 CHÚC BẠN HỌC TỐT <3

    Trả lời
  2. Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Thể loại? Cho biết phương thức biểu đạt trong đoạn văn trên?
    – Đoạn trích trên trích từ văn bản: Sống chết mặc bay.
    – Tác giả: Phạm Duy Tốn.
    – Thể loại: Truyện ngắn hiện đại.
    – Phương thức biểu đạt: Tự sự + Miêu tả + Biểu cảm.
    Câu 2: Nội dung chính của văn bản chứa đoạn trích trên?
    – Nội dung chính: 
    * Giá trị hiện thực: Phản ánh bộ mặt của bọn quan lại thời Pháp thuộc, bỏ mặc nhân dân đói rét lầm than.
    * Giá trị nhân đạo:
    + Đồng cảm, xót xa trước tình cảnh của nhân dân lao động do thiên tai và do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên.
    + Phê phán, tố cáo thói bằng quan, vô trách nhiệm đến mức gây ra tại họa lớn của viên quan phụ mẫu – Đại diện cho nhà cầm quyền thời Pháp thuộc.
    Câu 3: Trong câu Bẩm… quan lớn… đê vỡ mất rồi! dấu chấm lửng có tác dụng gì?
    => Tác dụng: Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở, ngập ngừng hay ngắt quãng.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới