. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau: LƯỢM

. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau:
LƯỢM

Ngày Huế đổ máu
Chú Hà Nội về,
Tình cờ chú cháu,
Gặp nhau Hàng Bè.
Chú bé loắt choắt,
Cái xắc xinh xinh,
Cái chân thoăn thoắt,
Cái đầu nghênh nghênh,
Ca-lô đội lệch,
Mồm huýt sáo vang,
Như con chim chích,
Nhảy trên đường vàng
– Cháu đi liên lạc,
Vui lắm chú à.
Ở đồn Mang Cá,
Thích hơn ở nhà!
Cháu cười híp mí,
Má đỏ bồ quân:
– Thôi, chào đồng chí!
Cháu đi xa dần Cháu đi đường cháu,
Chú lên đường ra,
Ðến nay tháng sáu,
Chợt nghe tin nhà.
Ra thế,
Lượm ơi!…
Một hôm nào đó
Như bao hôm nào
Chú đồng chí nhỏ
Bỏ thư vào bao
Vụt qua mặt trận,
Ðạn bay vèo vèo,
Thư đề Thượng khẩn,
Sợ chi hiểm nghèo!
Ðường quê vắng vẻ,
Lúa trổ đòng đòng,
Ca-lô chú bé,
Nhấp nhô trên đồng Bỗng loè chớp đỏ
Thôi rồi, Lượm ơi!
Chú đồng chí nhỏ
Một dòng máu tươi!
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng
Lượm ơi, còn không?
Chú bé loắt choắt,
Cái xắc xinh xinh,
Cái chân thoăn thoắt,
Cái đầu nghênh nghênh,
Ca-lô đội lệch,
Mồm huýt sáo vang,
Như con chim chích,
Nhảy trên đường vàng…
1949
( Tố Hữu, Thơ, NXB Giáo dục, 1994)

Lựa chọn đáp án đúng nhất:
Câu 1. Văn bản chứa đoạn trích trên thuộc thể loại nào?
A. Thơ tự do. B. Thơ bốn chữ. C. Thơ năm chữ. D. Thơ lục bát.
Câu 2. Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào trong bốn câu thơ sau:
Ca-lô đội lệch,
Mồm huýt sáo vang,
Như con chim chích,
Nhảy trên đường vàng
A. Nhân hoá. B. Hoán dụ. C. So sánh. D. Ẩn dụ.
Câu 3. Chú bé trong bài thơ làm công việc gì?
A. Du kích. B. Dân công. C. Liên lạc. D. Bộ đội.
Câu 4. Những câu, khổ thơ có cấu tạo đặc biệt (Ra thế/Lượm ơi!…; Thôi rồi, Lượm ơi !) thể hiện cảm xúc gì ở người chú?
A. Sự hồi hộp, lo lắng. B. Sự bàng hoàng, xót xa
C. Sự ngạc nhiên, bất ngờ D. Sự đau đớn, sửng sốt đến lặng người.
Câu 5. Hình ảnh và công việc của chú bé Lượm trong bài thơ gần giống với nhân vật nào sau đây?
A. Lê Văn Tám. B. Võ Thị Sáu. C. Bế Văn Đàn. D. Kim Đồng.
Câu 6. Trong khổ thơ sau có bao nhiêu từ láy?
Chú bé loắt choắt,
Cái xắc xinh xinh,
Cái chân thoăn thoắt,
Cái đầu nghênh nghênh,
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 7. Nhân vật Lượm trong bài thơ được tác giả khắc họa như thế nào?
A. Hồn nhiên, vui tươi, hăng hái và dũng cảm.
B. Hồn nhiên, vui tươi và siêng năng.
C. Yêu đời, yêu thiên nhiên và con người.
D. Có tính tự lập, biết cống hiến sức mình cho đất nước.
Câu 8. Bài thơ Lượm được sáng tác vào thời kì nào?
A. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.
B. Thời kì kháng chiến chống đế quốc Mỹ.
C. Thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
D. Sau khi đất nước thống nhất.
Trả lời câu hỏi / Thực hiện yêu cầu:
Câu 9. Nêu suy nghĩ của em về nhân vật Lượm?
Câu 10. Là người đội viên, em cần phải làm gì để thể hiện tình yêu quê hương, đất nước?

2 bình luận về “. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau: LƯỢM”

  1. 1b               
    2c 
    3c   
    4b   
    5d       
    6b 
    7d 
    8c
    9 Suy nghĩ của em về nhân vật Lượm là .
    Là một em bé hồn nhiên, tinh nghịch yêu đời nhưng cũng vô cùng dũng cảm, kiên cường. 
    10 Là người đội viên, em cần phải làm để thể hiện tình yêu quê hương, đất nước là:
    Cố gắng học tập, rèn luyện để trở thành một công dân tốt trong xã hội
    Giữ gìn và bảo vệ những truyền thống văn hóa tốt đẹp của quê hương, đất nước.
    Vệ sinh khu phố mình đang ở cũng như xung quanh, hạn chế thả rác bừa bãi
    Tuyên truyền việc tốt để các bạn nhỏ và mọi người thể hiện tình yêu quê hương đất nước…..

    Trả lời
  2. Câu $1.$ Văn bản chứa đoạn trích trên thuộc thể loại nào?
    A. Thơ tự do.
    B. Thơ bốn chữ.
    C. Thơ năm chữ.
    D. Thơ lục bát.
    Câu $2.$ Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào trong bốn câu thơ sau:
                Ca-lô đội lệch,
                Mồm huýt sáo vang,
                Như con chim chích,
                Nhảy trên đường vàng
    A. Nhân hoá.
    B. Hoán dụ.
    C. So sánh.
    D. Ẩn dụ.
    Câu $3.$ Chú bé trong bài thơ làm công việc gì?
    A. Du kích.
    B. Dân công.
    C. Liên lạc.
    D. Bộ đội.
    Câu $4.$ Những câu, khổ thơ có cấu tạo đặc biệt (Ra thế/Lượm ơi!…; Thôi rồi, Lượm ơi !) thể hiện cảm xúc gì ở người chú?
    A. Sự hồi hộp, lo lắng.
    B. Sự bàng hoàng, xót xa
    C. Sự ngạc nhiên, bất ngờ
    D. Sự đau đớn, sửng sốt đến lặng người.
    Câu $5.$ Hình ảnh và công việc của chú bé Lượm trong bài thơ gần giống với nhân vật nào sau đây? A. Lê Văn Tám.
    B. Võ Thị Sáu.
    C. Bế Văn Đàn.
    D. Kim Đồng.
    Câu $6.$ Trong khổ thơ sau có bao nhiêu từ láy?
                    Chú bé loắt choắt,
                    Cái xắc xinh xinh,
                    Cái chân thoăn thoắt,
                    Cái đầu nghênh nghênh,
    A. 3.
    B. 4.
    C. 5.
    D. 6.
    Câu $7.$ Nhân vật Lượm trong bài thơ được tác giả khắc họa như thế nào?
    A. Hồn nhiên, vui tươi, hăng hái và dũng cảm.
    B. Hồn nhiên, vui tươi và siêng năng.
    C. Yêu đời, yêu thiên nhiên và con người.
    D. Có tính tự lập, biết cống hiến sức mình cho đất nước.
    Câu $8.$ Bài thơ Lượm được sáng tác vào thời kì nào?
    A. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.
    B. Thời kì kháng chiến chống đế quốc Mỹ.
    C. Thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
    D. Sau khi đất nước thống nhất.
    Trả lời câu hỏi / Thực hiện yêu cầu:
    Câu $9.$
    Bài thơ Lượm do Tố Hữu – nhà thơ đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả. Hình ảnh một cậu bé thiếu nhi hy sinh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Với tinh thần hồn nhiên, vui tươi, hăng hái ,cậu bé dường như rất tự hào  khi mình đã được phục vụ kháng chiến.  Đến những câu thơ cuối, hình ảnh ấy, chú bé Lượm đã thể hiện rõ tính cách hồn nhiên,ngay thơ,trong sáng, dũng cảm khi đã một mình làm nhiệm vụ liên lạc . Trước những  tình thế ngàn cân treo sợi tóc, lòng yêu tổ nước,thương dân giúp cậu vượt qua mọi nỗi lo sợ mà tiếp tục đi với tinh thần vui vẻ.Lượm đã hi sinh anh dũng khi đang làm nhiệm vụ, cậu đã hi sinh cho quê hương – 1 hi sinh thiêng liêng, một tấm gương sáng mà đời con cháu chúng ta phải noi theo.
    Câu $10.$ Là người đội viên, em cần phải làm gì để thể hiện tình yêu quê hương, đất nước?
    Là một học sinh cũng như là một đội viên , em luôn nỗ lực mỗi ngày để thể hiện tình yêu nước của dân tộc. Điều đó không thể chỉ nói trong suy nghĩ, tâm tưởng mà được em cụ thể hóa bằng các hành động. Em luôn học hỏi và tìm tòi mỗi ngày, để mai sau có thể trở thành một người có ích cho xã hội. Đối với lứa tuổi thiếu niên, chúng ta nên làm những việc nhỏ nhưng có thể giúp đất nước như: Học tập tốt, Chăm ngoan,… Thực hiện $5$  điều Bác Hồ dạy.Em mong rằng, mình có thể giúp cho đất nước phát triển và ngày càng tươi đẹp.
    $#tuandungluong$

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới