Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền qu

Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc. Có thể nào quan niệm được sức mãnh liệt của tình yêu mà không đem nó vào lửa đạn gay go, thử thách. Người ta giờ đây đã hiểu lòng yêu của mình lớn đến dường nào, yêu người thân, yêu nước Nga, yêu Liên bang Xô viết. Điều đó ta đã hiểu, khi kẻ thù giơ tay khả ố động đến Tổ quốc chúng ta. Ai là kẻ chẳng cảm thấy, mùa thu qua, điều giản dị này: Mất nước Nga thì ta còn sống làm gì nữa.
(Trích Lòng yêu nước- I.Ê-ren-bua)
Câu 1
a) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?
b) Nêu nội dung đoạn văn?
Câu 2
Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, em nghĩ mình nên thể hiện lòng yêu nước qua những việc làm như thế nào?
Câu 3
Chỉ rõ và cho biết tác dụng của dấu ngoặc kép được sử dụng trong đoạn văn trên

2 bình luận về “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền qu”

  1. câu 1:
    a) miêu tả, nghị luận, biểu cảm
    b) Làm sáng tỏ ngọn nguồn yêu nước: lòng yêu nước bắt nguồn từ những vật bình thường, từ lòng yêu nước gia đình, quê hương.
    câu 2: 
    để phát huy tinh thần yêu nước em cần mỗi ngày đều học tập và rèn luyện, tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, dọn dẹp vệ sinh đường làng xóm ngõ, trồng thêm nhiều cây xanh, giúp đỡ mọi người trong khi khó khăn, ghi nhớ 5 điều bác hồ dạy

    Trả lời
  2.  Xưa nay, con cái không chê cha mẹ khó và con người không vì chuyện giàu nghèo mà giảm sút tình yêu Tổ quốc. Đất nước ta còn lạc hậu về khoa học, kĩ thuật, lại thêm chiến tranh tàn phá liên miên nên nhân dân càng khổ, càng nghèo. Gần ba mươi năm cố gắng xây dựng đất nước, chúng ta đã xây dựng được những thành tựu đáng kể nhưng cuộc sống chưa phải đã đầy đủ, dư dật. Vì thế, mỗi người cần đóng góp sức mình để xây dựng đất nước. Dân có giàu thì nước mới mạnh. Những doanh nghiệp giỏi, những hộ nông dân làm kinh tế giỏi, những thanh niên giúp nhau lập nghiệp chính là những công dân đã bày tỏ rõ rệt lòng yêu Tổ quốc của mình. Dân tộc ta vốn có tinh thần yêu nước, quyết hi sinh tất cả để bảo vệ độc lập, tự do. Nối tiếp truyền thống đó, những công dân Việt Nam ngày nay tự hào, tin tưởng và quyết tâm xây dựng đất nước văn minh, giàu mạnh.
       Yêu đất nước có nghĩa là yêu thương những người thân thuộc nhất: ông bà, cha mẹ, bạn bè, thầy cô, chăm sóc em nhỏ, giúp đỡ người già. Yêu đất nước cũng có nghĩa là yêu quý, nâng niu, bảo vệ những gì bình thường, gần gũi nhất với chúng ta: ngôi nhà đang ở, ngôi trường đang học, bảo vệ môi trường sống trong lành… Ở lứa tuổi học sinh, lòng yêu nước phải được biểu hiện bằng những hành động cụ thể như chăm học, chăm làm, tích cực rèn luyện sức khỏe, đạo đức để trở thành người hữu ích cho xã hội.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới