Em hãy viết một đoạn văn chứng minh: “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”
Em hãy viết một đoạn văn chứng minh: “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”
2 bình luận về “Em hãy viết một đoạn văn chứng minh: “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn””
Câu ca dao : Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn có mang một ý nghĩa sâu sắc. Câu nói ấy nói rằng : Bùn là một thứ bốc mùi rất kinh khủng. Bùn mang đến nhiều tác hại xung quanh mọi người khắp nơi. Nếu chúng ta mà nghịch bùn ném bùn vào mọi nơi và chơi với bùn thì sẽ bị hôi người và môi trường cũng bị ô nhiễm vì những cục bùn ném mọi nơi khi ta chơi không cẩn thận.
Từ mà chia câu thơ thành hai vế, gắn với hai ý đối lập bề ngoài nhưng thống nhất trong ý nghĩa: sen sống trong bùn nhưng chẳng nhuốm mùi bùn. Câu thơ khởi đầu gần bùn như bị coi thường, khinh rẻ. Nhưng phô bày không giấu giếm cái vẫn bị xem là thấp kém của bản thân cũng là một thái độ ngầm tranh luận và hàm ý tự khẳng định mình. Mà chẳng hôi tanh mùi bùn là không chấp nhận sự tầm thường trong phẩm chất. Giá trị của hoa sen được thể hiện bằng một lời phủ định chẳng hôi tanh như thẳng tay bác bỏ mọi cách nhìn hời hợt, sai lệch trong việc đánh giá và tự xác định mình là một loài hoa cao quí, đáng ca ngợi.
Bài ca dao miêu tả một loài hoa quen thuộc của ruộng đồng thôn dã. Hoa gợi liên tưởng đến con người, con người tay lấm chân bùn nhưng tâm hồn trong sáng, thanh cao. Họ chính là người nông dân thường bị bọn địa chủ khinh thường, coi là hạng người hôi tanh mùi bùn. Cho nên bài ca dao như một khúc hát ngợi ca, đồng thời cũng là một tuyên ngôn của người nông dân về bản thân mình, về tầng lớp mình. Đây còn là lời phản kháng mọi sự xúc phạm, xác định phẩm chất trong sạch của mình:
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Chẳng những hoa chẳng hôi tanh mùi bùn mà còn toả hương thơm ngát. Nông dân làm ra lúa gạo, nuôi sống con người, không ăn bám, không bóc lột xấu xa. Họ gắn bó với quê hương, sống theo nền nếp đạo lí truyền thông, bảo vệ và phát huy mĩ tục thuần phong của dân tộc như hoa sen cao quí.
2 bình luận về “Em hãy viết một đoạn văn chứng minh: “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn””