Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây ( Không chép mạng, tự làm + đủ ý )

Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây
( Không chép mạng, tự làm + đủ ý )

1 bình luận về “Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây ( Không chép mạng, tự làm + đủ ý )”

  1. Đề: Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
    Bài làm
    TỤC NGỮ LÀ KHO TÀNG LƯU TRỮ ĐẠO LÍ LÀM NGƯỜI .MỘT TRONG NHỮNG BÀI HỌC ĐẠO LÍ ẤY LÀ CÂU NÓI :”ĂN QUẢ NHỚ KẺ TRỒNG CÂY “.
    CÂU TỤC NGỮ GIẢN DỊ,DỄ HIỂU ,, DỄ NHỚ IN SÂU TRONG TÂM TRÍ BAO NGƯỜI VIỆT NAM BẰNG LỐI NÓI ẨN DỤ QUEN THUỘC . MƯỢN HÌNH ẢNH “ĂN QUẢ ” VÀ “TRỒNG CÂY ” NGƯỜI XƯA MUỐN NÓI :,khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm ra nó. Điều đó được ẩn dụ nhằm khuyên răn thái độ của mỗi con người xử sự sao cho đúng, cho phải đối với những người đã giúp đỡ mình để không phải hổ thẹn với lương tâm. Hành động đó đã thể hiện một tư tưởng cao đẹp, một lối ứng xử đúng đắn. Lòng biết ơn đối với người khác đó chính là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa tới nay. Đó cũng chính là biết sống ân nghĩa mặn mà, thuỷ chung sâu sắc giữa con người với con người. Tất cả những gì chúng ta đang hưởng thụ hiện tại không phải tự dưng mà có. Đó chính là công sức của biết bao lớp người. Từ những bát cơm dẻo trên tay cũng do bàn tay người nông dân làm ra. Rồi đến tấm áo ta mặc, chiếc giày ta đi cũng đều bởi những bàn tay khéo léo của người thợ cùng với sự miệt mài, cần cù trong đó. Những di sản văn hoá nghệ thuật, những thành tựu độc đáo sáng tạo để lại cho con cháu. vì thế , lòng tri ân với” kẻ trồng cây” là một đạo lí mà con người cần phải có . 
    Dân tộc ta còn có ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm là ngày giỗ tổ Hùng Vương. Cứ vào ngày này mọi người từ khắp nơi không quản đường xá xa xôi cùng nhau tụ về để dâng hương tưởng nhớ người đã có công dựng nước và giữ nước. Trên khắp đất nước thường có các chùa, đền thờ các bậc tiền bối, các anh hùng dân tộc của mọi thời đại. Để rồi ngày 27 tháng 7 được chọn làm ngày thương binh liệt sĩ Việt Nam để tưởng nhớ những thương binh chiến sĩ, những gia đình có công với cách mạng, những bà mẹ Việt Nam anh hùng đã hy sinh hạnh phúc, hy sinh bản thân mình để bảo vệ tổ quốc. Để nhớ ơn các thầy cô giáo, những người đã có công gieo trồng mầm non đất nước. Ngày 20 tháng 11 được chọn làm ngày nhà giáo Việt Nam. Còn để nhớ ơn những người đã giúp đỡ và cứu sống và chữa bệnh cho mọi người thì ngày 27 tháng 2 được chọn làm ngày thầy thuốc Việt Nam.
    Còn rất nhiều rất nhiều những hành động ân nghĩa của nhân dân ta đối với thế hệ đi trước.Vậy à đây đó vẫn còn tồn tại những kẻ ” vong ơn bội nghĩa ” “ăn cháo đá bát ” . Đó là những người con bất hiếu ,học trò bất nghĩa , công dân bất trung với tổ quốc , thật đáng lên án ! 
    Tóm lại, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là câu tục ngữ rất ý nghĩa, nó trở thành một bài học răn dạy ta sống nghĩa tình và thủy chung.
    CHÚC CẬU HỌC TỐT!
    Xin hay nhất ạ!

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới