Hạt gạo làng ta Có vị phù sa Của sông Kinh Thầy Có hương sen thơm Trong hồ nước đầy Có lời mẹ hát Ngọt bùi đắng cay Hạt gạo l

Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy
Hạt gạo làng ta
Những năm bom Mỹ
Trút trên mái nhà
Những năm cây súng
Theo người đi xa
Những năm băng đạn
Vàng như lúa đồng
Bát cơm mùa gặt
Thơm hào giao thông
Hạt gạo làng ta
Có công các bạn
Sớm nào chống hạn
Vục mẻ miệng gàu
Trưa nào bắt sâu
Lúa cao rát mặt
Chiều nào gánh phân
Quang trành quết đất
Hạt gạo làng ta
Gửi ra tiền tuyến
Gửi về phương xa
Em vui em hát
Hạt vàng làng ta
Câu 8 : tình cảm chủ đạo của tác giả được thể hiện qua bài thơ là :
A . Tự hào và biết ơn
B . Xót xa và thương cảm
C . Yêu mếm và kính trọng
D. Xót thương và trân trọng
Câu 9 : từ sự đóng góp của các bạn nhỏ trong bài thơ , em suy nghĩ gì về trách nhiệm của bản thân đối với gia đình , xã hội ?
Câu 10 : viết đoạn văn ( khoảng 5 câu ) ghi lại cảm xúc của em về hìn ảnh người mẹ trong đoạn thơ sau :
” Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy … ”
HELP ME PLEASEEEEEEEEEEEEE
AI LÀM ĐƯỢC CHO 60 ĐIỂM !!!!!

2 bình luận về “Hạt gạo làng ta Có vị phù sa Của sông Kinh Thầy Có hương sen thơm Trong hồ nước đầy Có lời mẹ hát Ngọt bùi đắng cay Hạt gạo l”

  1. Câu 8 : A
    Câu 10 :Tháng 6 mùa hạ, nắng gay gắt như thiêu như đốt. Ruộng đồng như cái chảo lửa, nóng hừng hực. Ấy vậy mà mẹ em, vẫn đội nắng mặc nóng mà xuống ruộng cấy lúa. Cua cá phải đầu hàng, rời ruộng tìm nơi mát mẻ để tránh tạm. Nhưng vì đàn con thơ, mẹ vẫn kiên trì cấy từng hàng mạ non. Dưới cái nắng gay gắt, mồ hôi mẹ chảy ra đầm đìa như mưa.

    Trả lời
  2. Câu 8.
    Tình cảm chủ đạo của tác giả được thể hiện qua bài thơ là sự tự hào về quê hương, đất nước; sự biết ơn đối với cha ông đi trước
    -> Chọn A
    -> Tự hào và biết ơn
    Câu 9.
    – Trách nhiệm đối với gia đình: yêu thương, giúp đỡ, sẻ chia công việc với cha mẹ; cố gắng học tập thật tốt để cha mẹ không phiền lòng
    – Trách nhiệm đối với xã hội: biết ơn công lao của thế hệ đi trước, giữ gìn, quý trọng hạt gạo được làm, học tập tốt để mai sau tiếp tục góp phần phát triển đất nước
    Câu 10.
    “Những trưa tháng sáu
    Nước như ai nấu
    Chết cả cá cờ
    Cua ngoi lên bờ
    Mẹ em xuống cấy… ‘”
    Hình ảnh ảnh người mẹ xuống cấy thể hiện sự vất vả, cực nhọc của người nông dân. Người mẹ phải làm việc lam lũ trước cái nắng chói khắt nghiệt của mùa hè. Cua không thể chịu được cái nóng mà ngoi lên bờ, nhưng mẹ em vẫn phải xuống cấy. Vì miếng ăn, giấc ngủ của con mà người mẹ phải làm việc không ngại khó, ngại khổ. Mỗi hạt gạo mẹ làm ra đều ướt đẫm mồ hôi của  mẹ. Người mẹ thật vĩ đại!

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới