1 bình luận về “Hãy giải thích câu tục ngữ”Học học nữa học mãi””
BẠN THAM KHẢO NHA >.< BÀI MK CÓ SÃN R NÊN MK LM NHANH NHA VS LẠI MÔN VĂN MK CX THI R :>>
Có lẽ trong các trường học đều có câu khẩu hiệu là: ”Học, học nữa, học mãi” để khẳng định cho việc học hành. Học không phải là 10 năm hay 20 năm là xong mà học là mãi mãi, là cả đời. Câu nói của Lê – nin: ” Học, học nữa, học mãi ” nghĩa là phải học suốt đời.
Câu nói ấy của Lê-nin vừa nói lên vai trò của việc học vừa là lời khuyến khích, động viên để chúng ta hiếu học hơn. Học không phải là một sớm, một chiều. Cũng chẳng bao giờ hết nên chúng ta không nên ngừng việc học tập. Trong cuộc sống, kiến thức là cả một bầu trời bao la, là biển cả mênh mông còn những hiểu biết của ta chỉ là một giọt nước nhỏ. Nếu không biết cố gắng phát huy và tìm hiểu thì ta sẽ bị hòa tan vào dòng nước lạnh lẽo.
Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, nhiệm vụ cao cả của các em là chăm ngoan, học giỏi. Bởi vì sao ? Vì học sẽ mang lại hiểu biết cho chúng ta, là cả một bầu trời kiến thức đang đợi ta tiếp thu, là phương tiện sẽ giúp ta vững bước trong cuộc sống và còn là bàn đạp cho bước tiến thành công tốt đẹp về mai sau. Và quan trọng là các bạn phải học làm sao cho đúng cách, hợp lí để mang lại sự hữu ích từ đó. Và đừng ngồi ngay người ra mà dùng từ ”Học” cho có, hãy học thật chăm chú và quyết tâm. Học tập chính là quyền của trẻ em được nhà nước và gia đình tạo cơ hội để phát huy nhưng theo đó là nghĩa vụ phải học thật tốt và chăm ngoan để xứng đáng với quyền của mình.
Học tập để tốt cho bản thân mình và còn giúp cho gia đình, xã hội ngày sau. Mỗi kiến thức, sự hiểu biết mà ta có được sẽ giúp cho mình hoàn thiện, thông minh và giỏi giang hơn. Khi đó, tự ta sẽ cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc và tự hào về bản thân. Càng có thể giúp ích cho đời, cho người qua những hiểu biết sâu xa, cần thiết. Mọi người xung quanh sẽ yêu mến và muốn học hỏi theo. Ngày xưa hay đến thời nay, không ai không học hỏi mà có thành công. Nhưng mỗi người cần ý thức được việc học như thế nào là đúng đắn. Học chay, học vẹt là những việc làm dẫn đến những sai lầm không đáng trong ý nghĩ của chúng ta, từ đó sẽ hình thành thói quen không tốt dẫn đến kết quả học tập kém.
Ví dụ như anh Nguyễn Ngọc Kí, mặc dù bị liệt cả hai tay những vẫn cố gắng tập viết chữ bằng chân mà anh vẫn là người học trò xuất sắc, đậu đại học và hành nghề giá dục. Đi theo việc đi học mỗi ngày là sự kiên trì, nổ lực hay cố gắng để đạt được những thành tích ấy. Con người có hoài bảo, tư tưởng hay ước mơ là tốt nhưng nếu có quyết tâm để làm được những hoài bảo ấy lại càng tốt hơn. Hay là ngay cả người Bác Hồ vô cùng vĩ đại – người cứu nước, có công lớn trong việc giải phóng dân tộc – là tấm gương sáng cho tinh thần học tập miệt mài. Mặc dù phải đi nhiều nơi trên thế giới nhưng tính kiên trì học hỏi và làm việc của Bác không một chút ngừng nghỉ. Trên những chuyến tàu đi xa, Bác đã ngày đêm chăm chỉ học tiếng Anh, Pháp, Ý, … để kịp tiếp thu với ngôn ngữ nước ngoài, tiện lợi cho sau này.
Tóm lại, ngay bây giờ và mãi về sau này, mỗi người nên tự ý thức về việc học tập của mình. Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích cả.
1 bình luận về “Hãy giải thích câu tục ngữ”Học học nữa học mãi””